Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Chùa Thành Lạng Sơn – Ngôi chùa cổ linh thiêng, bề thế

03/01/2024 25.506

Chùa Thành Lạng Sơn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi sự cổ kính, linh thiêng. Đây là điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng tại tỉnh Lạng Sơn nói riêng và miền Bắc nói chung.

Chua Thanh Lang Son

Sở hữu kiến trúc độc đáo, Chùa Thành Lạng Sơn được nhiều du khách lựa chọn làm điểm du lịch tâm linh, chiêm bái hằng năm. Đây cũng là ngôi chùa có nhiều kỷ lục được các tổ chức Phật giáo công nhận hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm, khám phá thú vị khi tham quan. 

1. Chùa Thành Lạng Sơn ở đâu? 

  • Địa chỉ: Đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. 

Chùa Thành Lạng Sơn vốn dĩ có tên gọi là chùa Diên Khánh Tự. Nhiều du khách khi đến với thành phố Lạng Sơn thường băn khoăn Chùa Thành Lạng Sơn ở đâu? Chùa Thành Lạng Sơn thờ ai? Đây là một ngôi chùa hết sức cổ kính tọa lạc bên dòng sông Kỳ Cùng. Điểm du lịch tâm linh này cũng được thay đổi nhiều tên gọi khác nhau qua từng thời kỳ. 

Chua Thanh Lang Son

Ngôi chùa này bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ 15 với tên gọi Hương Lâm Tự, tọa lạc tại xã Mai Pha. Cho đến năm 1796, ngôi chùa được dời về vị trí hiện nay. (Cách vị trí cũ khoảng 200m). Sau đó, chùa cũng được đổi tên thành Diên Khánh Tự. 

Từ năm 1846, từ đời của vua Thiệu Trị, ngôi chùa này được đổi tên thành Tuần Khánh Tự. Mãi một thời gian sau, tiếp tục duy trì tên gọi cũ là Diên Khánh Tự. Với những người dân địa phương tại đây, họ vẫn thường gọi là Chùa Thành Lạng Sơn bởi ngôi chùa này tọa lạc ngay cạnh thành cổ. 

Chua Thanh Lang Son

Chùa Thành Lạng Sơn có gì? Với nhiều khách du lịch, đây chắc chắn sẽ là câu hỏi khi đặt chân đến mảnh đất này. Thực tế, ngôi chùa có rất nhiều những kiến trúc độc đáo. Nổi bật nhất phải kể đến là tam quan chùa với lối chồng diêm 24 mái, kèm theo đó còn có ngói mũi hài, các đầu đao cong được thiết kế độc đáo. Ngoài tam quan chùa, Chùa Thành Lạng Sơn còn có thêm cánh điện, tòa phương đình, điện Mẫu, nhà Tổ… tất cả các công trình này đều được thiết kế vô cùng cổ kính, trang nghiêm. 

>>> Xem thêm: Thành nhà Mạc Lạng Sơn - Tòa thành cổ HIẾM HOI còn sót lại

2. Hướng dẫn đường đi Chùa Thành Lạng Sơn 

Đường đi Chùa Thành Lạng Sơn được đánh giá là khá thuận tiện, du khách có thể di chuyển với nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe khách,…

Lộ trình đường đi đến Chùa Thành Lạng Sơn từ Hà Nội như sau: 

  • Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách tìm đường đi đến cầu Chương Dương, sau đó rẽ vào quốc lộ 5 và đi tiếp qua cầu vượt. Khi đến quốc lộ 1A, du khách đi theo đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Sau đó tiếp tục đi theo tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 để di chuyển đến đường Hùng Vương ở Yên Trạch. Khi đi hết con đường Hùng Vương này, du khách sẽ đến với chân cầu Kỳ Cùng – đây cũng là điểm tọa lạc của chùa Thành Lạng Sơn.  
Chua Thanh Lang Son

Điểm du lịch Lạng Sơn này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 157km, thời gian di chuyển giao động vào khoảng 3 – 4 tiếng. Bạn nên tránh thời điểm tắc đường để tiết kiệm thời gian cho lịch trình của mình. 

>>> Gợi ý xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn: nên ở đâu, đi lại, ăn uống, vui chơi

3. Khám phá Chùa Thành Lạng Sơn có gì? 

Lạng Sơn là mảnh đất địa đầu của tổ quốc, nơi hội tụ nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và các công trình kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của lịch sử. Chùa Thành Lạng Sơn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại địa phương này. Tại đây, du khách không chỉ được chiêm bái, tham quan tại công trình kiến trúc độc đáo mà còn được lắng nghe về những câu chuyện truyền thuyết, về lịch sử vẻ vang của dân tộc. 

3.1. Chùa Thành Lạng Sơn gắn liền với truyền thuyết về cây cột đồng 

Từ thế kỷ 1, Mã Viện đã đem quân sang nước ta đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Chúng hành quân đến đâu là xây thành đắp lũy đến đó. Tại Lạng Sơn lúc bấy giờ, quân Hán cho dựng cột đồng, trên cột khắc 6 chữ “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt” (Đại lý là nếu cột đồng bị đổ thì người Giao Chỉ bị diệt). 

Theo lời kể của các bậc tiền bối, những người dân Việt Nam khi đi qua cột đồng này đều ném vào một hòn đá. Qua thời gian, hòn đá trùm lấp kín cột đồng. 

chua thanh lang son

Vào năm 1271, Hốt Tất Liệt yêu cầu vua Trần Thánh Tông phải sang chầu. Nhà vua lúc bấy giờ viện cớ ốm không sang được. Hốt Tất Liệt liền cho sứ sang yêu cầu được nhà vua chỉ cho chúng cột đồng – động thái này thể hiện ý đồ dùng cột đồng để hăm dọa. Nhà vua đã trả lời rất khéo léo rằng: “Cột dây lâu ngày nên đã mất”. 

Năm Đinh Sửu 1637, Giang Văn Minh cũng thể hiện tài đối đáp của mình về cột đồng với vua Lê. Ông vẫn không quên nhắc nhở về sự thất trận của Bắc triều, nhiều lần nhuộm máu trên sông Bạch Đằng khi sang xâm lược Việt Nam. 

Từ thời Lý Trần, một nhà công quán đã được xây dựng lên tại cột đồng, đây được xem là nơi nghỉ chân dành cho sứ thần của hai nước Việt – Trung. Nhiều năm về sau, người dân xây nên ngôi chùa cạnh nhà công quán và gọi tên là Diên Khánh Tự. Đó là ngôi Chùa Thành Lạng Sơn hiện nay. 

3.2. Kiến trúc chùa theo kiểu “nội công – ngoại quốc”

Du khách khi đến tham quan Chùa Thành Lạng Sơn không chỉ được thư giãn với chốn linh thiêng, cổ kính mà còn được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc hết sức độc đáo. Từ lâu, công trình này cũng được biết đến với kiểu kiến trúc “nội công – ngoại quốc” độc đáo. 

chua thanh lang son

Cổng Tam quan là công trình ngoài cũng mà du khách có thể bắt gặp khi tham quan điểm du lịch này. Cổng quay về hướng Tây, được xây dựng theo kiểu chồng diêm, cụ thể là thiết kế 2 tầng 8 mái. Ngoài ra, phần bên dưới còn được đắp “Lưỡng long chầu nhật”. 

Phía bên trong của Tam quan là công trình tòa Đại bái, phương đình, hậu cung, chính điện,… Ngoài ra, khi bước vào bên trong điểm du lịch Lạng Sơn này, du khách nhìn theo hướng tay phải còn có thể thấy công trình Nhà Tổ và cung Mẫu. 

Không chỉ là công trình có diện mạo bên ngoài đặc sắc, Chùa Thành Lạng Sơn còn được biết đến với nội thất phong phú, đa dạng. Cụ thể, công trình này hội tụ vơi 53 pho tượng lớn nhỏ, toàn bộ đều được đúc đồng nguyên khối vô cùng linh thiêng, cổ kính. 

Hầu hết các pho tượng bên trong đều được đúc đồng nguyên khối

Du khách khi đến với Chùa Thành Lạng Sơn còn có thể chiêm ngưỡng những câu đối, hoành phi được chạm khắc vô cùng tinh tế. Trong ngôi chùa này, nhiều bộ sơn son thếp vàng còn có độ tuổi lên tới hàng trăm năm. Chùa Thành Lạng Sơn còn có tượng Phật ngọc Thích ca mâu ni thiền định. Pho tượng này có trọng lượng lên tới hơn 30 tấn. Đây là pho tượng khá mới vì mới được cúng tiền vào năm 2013. 

Bên cạnh nhiều thiết kế, kiến trúc độc đáo, Chùa Thành Lạng Sơn còn có không gian khá xanh mát, nơi đây sẽ giúp bạn thư giãn, cảm nhận được sự yên bình, thảnh thơi của cuộc sống.

3.3. 3 kỷ lục gắn liền với Chùa Thành Lạng Sơn

Chùa Thành Lạng Sơn đã được ghi nhận với 3 kỷ lục như sau: 

  • Đây là ngôi chùa có hệ thống tượng thờ bằng đồng nguyên khối nhiều nhất Việt Nam. Kỷ lục này được xác nhận vào ngày 12/12/2007.
Chua Thanh Lang Son
  • Ngày 18/5/2008, Chùa Thành Lạng Sơn được công nhận là ngôi chùa thả hoa đăng cầu an nhiều nhất Việt Nam.
  • Chùa Thành Lạng Sơn là nơi tổ chức đại lễ chúc thọ theo nghi lễ Phật giáo lớn nhất Việt Nam, công nhận ngày 07/02/2009.

Chùa Thành Lạng Sơn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền Bắc. Đây không chỉ là công trình có kiến trúc độc đáo mà còn là nơi ghi dấu ấn với nhiều kỷ lục, gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Ghé thăm điểm du lịch này, du khách như được hướng về nguồn cội, thư giãn lòng mình giữa chốn linh thiêng, cổ kính. 

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn