Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Lễ hội Phài Lừa Bình Gia - Nét độc đáo văn hóa xứ Lạng

12/01/2024 16.009

Lễ hội Phài Lừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2018. Đây là lễ hội văn hóa - thể thao sôi nổi thu hút đông đảo người dân tham dự. Điểm độc đáo của lễ hội Phài Lừa Bình Gia là kết hợp cả nghi thức trang nghiêm, những trò chơi dân gian hấp dẫn và cả hoạt động thi đua đặc sắc.

lễ hội Phài Lừa

Nếu như người Kinh có hát quan họ hội Lim, người Ê Đê ở Tây Nguyên có lễ hội Đâm Trâu, người Mường có hội Cồng Chiêng… thì lễ hội Phài Lừa của người Tày, Nùng ở xã Hồng Phong lại có nét độc đáo riêng. Tại đây không chỉ có các trò chơi đa dạng mà còn là hình thức thi tài thông qua những môn thể thao lành mạnh rèn luyện sức khỏe. Nếu có dịp du lịch Lạng Sơn du khách không nên bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội đặc biệt này.

1. Lễ hội Phài Lừa diễn ra khi nào, ở đâu?

Lễ hội Phài Lừa là một trong những lễ hội Lạng Sơn độc đáo gắn liền với truyền thuyết sông nước của người dân xã Hồng Phong. Lễ hội được tổ chức 3 năm 1 lần vào ngày 4/4 năm nhuận tại đình Bà, thôn Pò Kù và đình Ông ở phố Văn Mịch

Đến với lễ hội này du khách không chỉ có cơ hội thưởng thức các tiết mục biểu diễn văn nghệ, xem các trai làng đến từ khắp thôn bản thi tài qua các môn thể thao dân gian như: đua bè, thi bơi, thi lặn… mà còn hồi tưởng về những giá trị văn hóa tinh thần quý giá của cộng đồng. 

lễ hội Phài Lừa

>>> Chơi hội ở xứ Lạng, đừng bỏ qua lễ hội đền Kỳ Cùnglễ hội chùa Tam Thanh

2.  Sự tích nguồn gốc lễ hội Phài Lừa Lạng Sơn

Tương truyền xưa kia trên bến đò sông Văn Mịch, có hai vợ chồng nghèo sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, cuộc sống quanh năm vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn. Không chỉ vậy khổ nỗi đến 40 tuổi mà vẫn chưa có một mụn con, cả hai buồn không tả xiết. 

Một ngày nọ, người vợ nằm mơ bị sét đánh vào cạnh sườn. Khi tỉnh giấc bà vội kể lại cho chồng nghe. Người chồng trấn an vợ và nói rằng: “Trời báo mộng rằng chúng ta gặp điều lành rồi đó”. Quả thực từ sau giấc mơ ấy người vợ đã mang thai, cuộc sống chài lưới bên sông của vợ chồng họ vẫn diễn ra êm đềm như vậy. 

Đến một hôm họ đi đánh bắt cá trên sông Văn Mịch, khi kéo mẻ lưới lên tình cơ thấy một quả trứng rất lạ, đầu trứng có một chấm rất đỏ. Thấy lạ kỳ hai vợ chồng đem về ấp thử, một thời gian sau trứng nở ra một con rắn có mào. Vì ông bà chưa sinh con nên nhận Rắn làm con. Còn người vợ sau một thời gian mang thai đủ ngày đủ tháng đã sinh ra một cậu con trai và coi như em trai của Rắn. 

Theo thời gian hai anh em khôn lớn và trưởng thành. Một hôm hai anh em rủ nhau ra sông tắm, do mải bơi ra xa nên người em đã bị Thuồng luồng bắt mất. Khi biết chuyện cả gia đình buồn không tả xiết. Vì căm hận Thuồng luồng đã bắt mất em, Rắn đã tìm đến tận hang ổ của Thuồng luồng để tiêu diệt kẻ thù, vừa trả thù cho em vừa trừ được hiểm họa cho người dân trong vùng. 

Sau khi diệt hết Thuồng luồng, Rắn về nhà từ biệt cha mẹ và hẹn cứ 3 năm một lần sẽ về thăm song thân rồi trườn xuống bơi về hướng sông Kỳ Cùng và sinh sống tại đó.

Để luôn ghi nhớ công ơn và thán phục sức mạnh phi thường tiêu diệt kẻ ác, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Về sau này dân làng ven sông Văn Mịch đã lập đình thờ cha mẹ và chàng Rắn bên cây đa Pác Lọ Đảng. Cũng từ đó lễ hội Phài Lừa thường tổ chức 3 năm một lần vào ngày 4/4 năm nhuận đầu tiên với nghi thức rước bát hương dạo quanh bến đò Văn Mịch. Ý nghĩa của nghi thức này là đón chàng Rắn về thăm cha mẹ và thăm hỏi dân làng xem bà con làm ăn, lao động ra sao.  

lễ hội Phài Lừa

>>> Tìm hiểu ngay 10 ngôi đền, chùa Lạng Sơn linh thiêng nên ghé thăm khi đến xứ Lạng

3. Lễ hội Phài Lừa ở Lạng Sơn có gì độc đáo?

Lễ hội Phài Lừa xã Hồng Phong huyện Bình Gia được tổ chức thành 2 phần chính: 

  • Phần lễ: Nghi thức cúng Thần Rắn do các thầy cúng trong vùng thực hiện
  • Phần hội: Hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, các tiết mục văn nghệ 

3.1. Tham gia lễ rước bát hương đón thần Rắn về làng

Để tổ chức lễ hội Phài Lừa Bình Gia, từ đầu tháng 3 các cụ bô lão đứng đầu 3 dòng họ: Vy, Đỗ, Nông (3 dòng họ lâu đời ở xã, có công xây dựng và quản lý Đình) sẽ tập trung họp bàn và thống nhất công tác tổ chức lễ hội.

Ban nghi thức, nghi lễ sẽ gồm có: 1 pú mo (thầy cúng); 1 pú hội (người phụ giúp pú mo); 3 pú đình (đại diện 3 dòng họ cai quản đình) cùng thầy cúng thực hành nghi lễ tại đình Ông, đình Bà. Ngoài ra còn có các trai đinh bê rước bát hương (4-6 người), cầm cờ, khênh kiệu, chuẩn bị lễ vật và đội sư tử (12-16 người).

Khi bắt đầu lễ hội, người dân ven sông Văn Mịch và các bản làng lân cận sẽ tập trung tại Đình Ông. Tại đây một bàn thờ tế sẽ được lập nên trong một chiếc kiệu có tượng rắn với thịt lợn, gà, xôi, rượu. Thầy cúng sẽ làm lễ tế thần Rắn và mời thần về dự hội, thăm bố mẹ nuôi và dân bản; cầu cho mọi người khỏe mạnh bình an, cho mùa màng bội thu, trâu bò, lợn gà được đầy chuồng… 

lễ hội Phài Lừa

Nghi thức rước kiệu Thần Rắn xuất phát từ đình Ông đến miếu Thổ Công, sau đó đi quanh chợ và phố Văn Mịch. Mỗi gia đình trên tuyến đường đoàn rước đi qua đều làm một mâm cỗ chay để chào mừng Thần Rắn với mong muốn cầu tài lộc, hạnh phúc, may mắn. 

lễ hội Phài Lừa

>>> Ghé thăm đền Mẫu Đồng Đăng, địa điểm nổi tiếng linh thiêng nơi xứ Lạng

3.2. Vui hội cùng dân bản với các trò chơi truyền thống

Sau nghi thức tế lễ và rước kiệu Thần Rắn là đến phần tranh tài của các thanh niên trai tráng đại diện cho các thôn bản trong xã. Một số môn thi truyền thống có thể kể đến: chèo Bè, bơi sải, thi lặn, thi lặn bắt chân vịt, múa sư tử, hát sli và nhiều trò chơi dân gian khác. Cụ thể:

  • Chèo bè (Phài Lừa): mỗi lượt chèo gồm có 3 đội tranh tài. Các tay chèo phải quỳ gối chèo chứ không được đứng, ngồi hay chống tay trên bè. Vòng đua diễn ra trên khúc sông dài trên 1000m và bè nào về đích trước chiến thắng;
lễ hội Phài Lừa
  • Thi bơi sải, lặn và lặn bắt chân vịt: được tổ chức thành 3 vòng đua, trong mỗi vòng có 3 đội tham gia;
lễ hội Phài Lừa
  • Múa sư tử: tượng trưng cho sức mạnh, sự phát đạt thịnh vượng, thuận lợi và hạnh phúc;
  • Hát sli: từng nhóm nam nữ tập trung lại dọc bờ sông và xung quanh khu vực lễ hội để hát với nhau. Đây là dịp để giúp các nam thanh nữ tú có cơ hội kết bạn, tìm hiểu lẫn nhau, tạo nên không khí vui vẻ, đoàn kết trong cộng đồng.
lễ hội Phài Lừa

Kết thúc lễ hội, thầy cúng cùng đại diện 3 dòng họ Nông, Đỗ, Vy và đội sư tử sẽ tiến hành nghi thức rước bát hương Thần Rắn về đình Ông, đình Bà, bẩm báo kết quả lễ hội, tiễn Thần Rắn về nhà và bế mạc lễ hội bằng màn múa bái lạy của đội sư tử.

>>> Bỏ túi ngay 19 đặc sản Lạng Sơn ngon nức tiếng, mang đậm hương vị của núi rừng Đông Bắc.

4. Ý nghĩa lễ hội Phài Lừa Bình Gia

Xuất phát từ truyền thuyết dân gian, lễ hội Phài Lừa ở Lạng Sơn được tổ chức với ý nghĩa đón thần Rắn về thăm bố mẹ và dân làng, thể hiện sự tri ân công đức, thán phục sức mạnh phi thường cùng quyết tâm dũng mãnh tiêu diệt kẻ xấu. Đua thuyền chính là hoạt động để chào đón, tưởng nhớ ngày Rắn xuống sông đánh nhau với Thuồng luồng giữ yên cuộc sống cho người dân. 

Ngoài ra lễ hội Phài Lừa còn thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ công đức của những người có công với bản làng. Đây cũng là cơ hội tạo sự liên kết cộng đồng bản làng, dân tộc, là cơ hội để biểu dương sức mạnh, sự đồng thuận trong tư duy nhận thức người dân bản địa, phản ánh tâm tư tình cảm, nguyện vọng, đáp ứng nhu cầu giao lưu, giải trí, hưởng thụ của cộng đồng. 

Để có cơ hội trải nghiệm lễ hội Phài Lừa nói riêng và nhiều lễ hội Lạng Sơn độc đáo khác. Hãy “thủ sẵn” cho mình cẩm nang du lịch Lạng Sơn 2 ngày 1 đêm để chuyến đi trọn vẹn nhất bạn nhé!

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn