Trong chuyến du lịch Đà Nẵng, bạn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như thưởng thức ẩm thực ngon “hết nước chấm”, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng… Trong đó, các địa điểm du lịch tâm linh như chùa Phổ Đà Đà Nẵng được nhiều du khách yêu thích hơn cả.
1. Giới thiệu về chùa Phổ Đà Đà Nẵng
1.1. Chùa Phổ Đà ở đâu?
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng tọa lạc ở số 340 đường Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km. Đây là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Để di chuyển đây, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi… Từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển theo hướng đường 602. Sau đó, bạn tiếp tục đi qua các đường CT01/CT02, Bà Nà - Suối Mơ, Hoàng Văn Thái, Điện Biên Phủ và Nguyễn Văn Linh đến đường Phan Châu Trinh. Du khách đi tiếp một đoạn sẽ tới chùa Phổ Đà.
1.2. Kiến trúc chùa Phổ Đà Đà Nẵng
Kiến trúc chùa Phổ Đà được xây theo hình chữ Khẩu. Đến nay, các hạng mục tại chùa đã được trùng tu, tôn sửa nhiều lần nên khá khang trang. Ngôi chùa Đà Nẵng này sở hữu không gian Điện Phật rất tôn nghiêm. Ngay giữa Điện Phật là bộ tượng Phật Di Đà Tam Tôn (Bồ tát Quan Thế Âm, Đức Phật A Di Đà và Bồ tát Đại Thế Chí) được đúc bằng đồng từ năm 1947.
2. Lịch sử hình thành và phát triển chùa Phổ Đà Đà Nẵng
Chùa Phổ Đà được xây dựng vào năm 1915 Bính Thìn. Tính đến thời điểm hiện tại, ngôi chùa đã trải qua hai đời trụ trì, gồm hòa thượng Thích Tôn Thắng (từ buổi sơ khai - năm 1976) và hòa thượng Thích Từ Mẫn (từ năm 1976 - đến nay).
Năm 1933, hòa thượng Thích Tôn Thắng đã kiến thiết ngôi chùa Phổ Thiên thành chốn thiền môn và khởi xướng thành lập Phật học đường để đào tạo Tăng tài. Năm 1958, vị trụ trì đã hiến cúng ngôi chùa Phổ Thiên cho Giáo hội Phật giáo Trung Phần làm Phật học viện Trung Phần. Lúc này, chùa được đổi tên thành Phổ Đà.
>>> Xem thêm: Ghé thăm chùa Linh Ứng Đà Nẵng – chốn linh thiêng giữa thiên nhiên kỳ vĩ
3. Điểm qua những cột mốc quan trọng gắn liền với chùa Phổ Đà
Từ khi thành lập đến nay, chùa Phổ Đà đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng. Trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo, địa điểm này là tòa soạn Tạp chí Tam Đảo do hòa thượng Thích Tôn Thắng làm chủ nhiệm. Vào mùa Pháp nạn của Phật giáo miền Trung, chùa Phổ Đà là nơi quy tụ lực lượng đấu tranh đòi hòa bình dân chủ, bình đẳng tôn giáo. Vào năm 1970, nơi đây tổ chức Đại giới đàn Vĩnh Gia - một Đại giới đàn gồm các vị cao tăng và hơn 1.000 giới tử. Năm 1996, chùa tổ chức Đại giới đàn Phước Huệ.
>>> Tham khảo: 50 địa điểm du lịch Đà Nẵng HẤP DẪN NHẤT bạn tha hồ lựa chọn
4. Những đóng góp to lớn của chùa Phổ Đà Đà Nẵng đối với Phật giáo Việt Nam
Trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo, nhiều Hội ra đời với mục đích khôi phục Phật giáo tại Việt Nam. Hưởng ứng phong trào này, tại Đà Nẵng, năm 1935, hội Phật học Đà Thành ra đời và đặt trụ sở ở chùa Phổ Đà. Đây là nơi thống nhất Phật giáo khắp cả nước thành một khối duy nhất và đào tạo các Tăng tài cho giáo hội. Cơ quan ngôn luận chính của Hội là tạp chí Tam Bảo do hòa thượng Trí Hải ở Bình Định làm chủ bút.
Năm 1938, Hội sáp nhập vào An Nam Phật học hội. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng Hội đã để lại tiếng vang lớn. Lúc bấy giờ, chùa Phổ Đà không còn là trụ sở của Hội song chùa đã tạo nên uy tín, đồng thời là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Phật giáo Đà Nẵng như Tự tứ, Bố tát, Đại giới đàn, An cư kiết hạ…
Với những đóng góp to lớn, chùa Phổ Đà Đà Nẵng là nơi chiêm bái của nhiều du khách tại “Thành phố đáng sống” nhất Việt Nam. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về địa điểm du lịch tâm linh này, từ đó lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi sắp tới.