Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Có gì ở chùa Hoằng Phúc 700 năm tuổi, LINH THIÊNG bậc nhất Quảng Bình?

08/01/2024 20.062

Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch tâm linh Quảng Bình nổi tiếng với tuổi đời đã lên tới 700 năm. Các du khách thường tới đây cầu sức khỏe, bình an và thưởng ngoạn phong cảnh đẹp tuyệt trần.

Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc là địa điểm du lịch Quảng Bình “must-go” mà các du khách không thể bỏ lỡ. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng đất nước từ chiến tranh cho tới thời bình, chùa Hoằng Phúc Quảng Bình vẫn hiên ngang và giữ được vẹn nguyên nét đẹp cổ kính của mình.

1. Chùa Hoằng Phúc ở đâu?

Chùa Hoằng Phúc trước kia thường được biết đến với cái tên chùa Trạm hoặc chùa Kính Thiên. Chùa tọa lạc tại xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa Hoằng Phúc tọa lạc trên một vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2, ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang.

Chùa Hoằng Phúc

Từ trung tâm thành phố Quảng Bình, du khách có thể chạy theo quốc lộ 1A hướng Nam rồi rẽ vào đường DT16 đến thị trấn Kiến Giang, di chuyển thêm một đoạn nữa là sẽ đến được chùa Hoằng Phúc. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô đều được bởi đường xá rất dễ di chuyển. 

  • Giờ mở cửa tham khảo: 7h-17h30 hằng ngày
  • Giá vé tham khảo: Miễn phí

>>> Xem thêm: Bản đồ du lịch Quảng Bình cập nhật MỚI NHẤT 

Không chỉ có hang Sơn Đoòng được công nhận di sản văn hóa thế giới, Quảng Bình còn tự hào là nơi sở hữu di tích lịch sử quốc gia: chùa Hoằng Phúc.

Chùa Hoằng Phúc

2.1. Lịch sử chùa Hoằng Phúc - 700 năm kiêu hãnh oai hùng

Theo các văn bản thuyết minh về chùa Hoằng Phúc có ghi chép lại:

  • Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa Hoằng Phúc để cầu phúc đức cho nhân dân.
  • Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đổi tên chùa từ Am Tri Kiến thành Kính Thiên.
  • Năm 1821, vua Minh Mạng ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc cho tới ngày nay.
  • Trong thời gian diễn ra hai cuộc đấu tranh kháng chiến chống Pháp, Mỹ, chùa bị thiệt hại nặng nề do bom đạn. Mặc dù đã tu sửa lại nhiều lần nhưng không thể khôi phục chùa hoàn toàn như ban đầu.
Chùa Hoằng Phúc
  • Tới ngày 1//6/2010, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã quyết định vận động trùng tu lại ngôi chùa với kinh phí gần 40 tỷ đồng, biến nơi đây thành địa điểm du lịch Quảng Bình thu hút khách du lịch. 

2.2. Những nét kiến trúc cổ xưa được gìn giữ ở chùa Hoằng Phúc

Mặc dù trải qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn giữ cho mình được những hiện vật cổ xưa từ thời nhà Trần như: tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát; chuông đồng nặng 80kg, cao 1.1m, đường kính 0.5m được đúc từ thời vua Minh Mạng; Địa tạng Vương Bồ Tát; lư hương, tòa sen, bình hoa,... 

Chùa Hoằng Phúc

Ngoài ra, chùa vẫn còn lưu giữ bức hoành phi nổi tiếng của chúa Nguyễn đã ban tặng với dòng chữ “vô song phúc địa” có nghĩa là vùng đất thiêng có một không hai. Năm 2016, chùa Hoằng Phúc được Giáo hội Phật giáo Myanmar trao tặng một viên xá lợi xương của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni được rước từ chùa Shwedagon – ngôi chùa lớn và thiêng liêng nhất Myanmar. 

2.3. Đa dạng hoạt động lễ hội chùa Hoằng Phúc 

Vào tháng Giêng âm lịch hằng năm, lễ hội chùa Hoằng Phúc lại được tổ chức với quy mô lớn, thu hút rất nhiều du khách và người dân cùng tham gia. Đây được xem hoạt động nhằm gìn giữ các giá trị văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương, khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tình đoàn kết, lòng yêu nước, sự chia sẻ,... 

Chùa Hoằng Phúc

Lễ hội bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra các hoạt động như rước nước, khai mạc, thực hiện các nghi lễ theo Phật giáo và thả hoa đăng. Phần hội lại có sự nhộn nhịp, sôi động hơn khi bao gồm chương trình văn nghệ, thưởng thức ẩm thực, thi đấu các môn thể thao dân gian như kéo co, cờ tướng, đẩy gậy, thi đấu võ thuật, đánh đu truyền thống, bài chòi,... 

>>> Xem thêm: 9 lễ hội Quảng Bình đặc sắc nhất nên trải nghiệm 1 lần 

Khi tham quan chùa, du khách nên đi vào tháng 1 âm lịch là tuyệt vời nhất. Bởi lúc này, không khí tại Quảng Bình rất mát mẻ, dễ chịu. Đặc biệt hơn, khi du lịch vào thời điểm này, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội chùa Hoằng Phúc và các lễ hội khác ở Quảng Bình.

Chùa Hoằng Phúc

Du khách khi đến chùa nên chú ý ăn mặc không quá hở hang (không được mặc váy, áo ba lỗ), đi nhẹ, nói khẽ và không xả rác bừa bãi. Đây là chốn linh thiêng thờ tụng nên những điều này bạn nên hết sức ghi nhớ. 

Chùa Hoằng Phúc

Bên cạnh chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình còn sở hữu nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp, ẩm thực phong phú cùng vô vàn hoạt động thú vị khác. Đây chắc chắn sẽ là điểm du lịch, thư giãn rất phù hợp khi đi với gia đình, bạn bè.

Và nếu đang lên kế hoạch du lịch tại đây, du khách nên lựa chọn nghỉ dưỡng tạ Melia Vinpearl Quảng Bình. Với vị thế đắc địa nằm ngay cạnh bờ sông Nhật Lệ xinh đẹp, từ phòng nghỉ, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát trọn vẻ đẹp của thành phố.

Chùa Hoằng Phúc

Ngoài ra, khách sạn Melia Vinpearl Quảng Bình còn nằm rất gần các địa điểm du lịch nổi tiếng khác như hang Sơn Đoòng,... thuận tiện cho việc đi lại. Đặc biệt, khách sạn còn sở hữu những phòng nghỉ sang trọng với dịch vụ 5 sao, phục vụ du khách tận tình, chắc chắn sẽ đem lại sự thư giãn, thoải mái tuyệt vời dành cho bạn. 

Chùa Hoằng Phúc

 

Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình thực sự là một điểm đến vô cùng hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ. Đến với nơi đây, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những hiện vật cổ mà còn được nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc cho người thân, bạn bè. 

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn