Nhắc đến du lịch Đà Lạt, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc “Đà Lạt thuộc miền nào?”, “Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào?”. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc trên trước chuyến du lịch đến thành phố ngàn hoa, đừng bỏ qua thông tin hữu ích dưới đây nhé!
1. Đà Lạt thuộc miền nào, miền Trung hay miền Nam?
Thành phố Đà Lạt thuộc miền nào? Câu trả lời chính xác nhất cho vị trí của Đà Lạt là thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, khu vực Tây Nguyên (miền Trung) của Việt Nam.
Tây Nguyên hay còn được gọi là vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ với địa hình chủ yếu là cao nguyên. Theo bản đồ từ Bắc xuống Nam, các tỉnh thuộc Tây Nguyên bao gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và cuối cùng là Lâm Đồng. Tây Nguyên cùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ chính là ba khu vực thuộc miền Trung của Việt Nam.
Đà Lạt được biết đến là một trong những tọa độ du lịch miền Trung hot nhất. Nơi đây thu hút du khách với hàng loạt cảnh đẹp nổi tiếng và bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh năm.
>>> Điểm danh: Top 40+ địa điểm du lịch Đà Lạt “nhất định phải đến” mới nhất 2023
2. Tìm hiểu vị trí địa lý của thành phố Đà Lạt
Đà Lạt thuộc miền nào? Là một địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất miền Trung, Đà Lạt có tổng diện tích là 394,64km2. Thành phố nằm trên cao nguyên Lâm Viên - nơi có độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển.
Về toạ độ địa lý, du khách có thể tra cứu vị trí của thành phố Đà Lạt theo thông tin sau:
- Vĩ độ bắc: 11°48′36″ đến 12°01′07″
- Kinh độ đông: 108°19′23″ đến 108°36′27″
Khoảng cách giữa Đà Lạt với một số thành phố lớn trực thuộc trung ương của Việt Nam đó là:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Cách 307km
- Hà Nội: Cách 1.500km
- Đà Nẵng: Cách 658km
Hiện nay, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2022, tại Đà Lạt có 237.565 người. Đây chính là đô thị miền núi có dân số đông thứ hai của cả nước, đứng sau Buôn Ma Thuột.
Về địa hình, Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt là: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi. Bởi vậy nên thành phố Đà Lạt đã được thiên nhiên ưu ái ban cho rất nhiều điểm đến du lịch độc đáo như: đèo Prenn, thác Datanla, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm….
>>> Bỏ túi: Bản đồ Đà Lạt: Các điểm du lịch, ăn uống & bản đồ theo phường
3. Khí hậu Đà Lạt như thế nào?
Nếu bạn thắc mắc “Đà Lạt thuộc miền Trung hay miền Nam?”, hãy xem ngay những nét đặc trưng về thời tiết Đà Lạt dưới đây để biết câu trả lời nhé!
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, cùng hệ thống rừng thông bao quanh, Đà Lạt sở hữu khí hậu miền núi ôn hoà và dịu mát quanh năm. Thời tiết Đà Lạt được phân thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
- Mùa mưa: Tháng 4 đến tháng 10. Đây là khoảng thời gian Đà Lạt thường xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt hay đôi khi là những cơn mưa rả rích cả ngày. Độ ẩm ở Đà Lạt mùa này trung bình khoảng 80%.
- Mùa khô: Tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đây được coi là khoảng thời gian dễ chịu nhất ở Đà Lạt. Lúc này Đà Lạt có nắng nhưng lại không hề gắt.
Nhiệt độ trung bình của Đà Lạt luôn ở dưới 20 độ C. Với những du khách đến Đà Lạt du lịch thì khoảng thời gian đẹp nhất để đến đây chính là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Bởi thời gian này, Đà Lạt đang bước vào mùa khô nên bạn có thể trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị ở ngoài trời. Chẳng hạn như: săn mây đồi chè Cầu Đất, khám phá thác Datanla, đạp vịt tại hồ Xuân Hương, đi dạo ngắm cảnh, hay thưởng thức những món ăn vặt ở chợ đêm...
Tuy nhiên, mỗi mùa trong năm, Đà Lạt lại có một vẻ đẹp riêng, do đó, bạn cũng có thể đặt vé máy, phòng khách sạn để trải nghiệm Đà Lạt mùa mưa cũng vô cùng lãng mạn! Đây chắc chắn sẽ là một kỉ niệm khó quên trong chuyến đi Đà Lạt.
>>> Lưu ngay: Du lịch Đà Lạt tự túc: Trọn bộ chi phí, cẩm nang du lịch A-Z
4. Lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt
Khi tìm hiểu Đà Lạt thuộc miền nào, bạn cũng sẽ biết được lịch sử hình thành và phát triển của thành phố này. Khoảng gần 130 năm trước đây, thành phố Đà Lạt chỉ là một vùng đất hoang vu. Sau đó, nơi đây được người Pháp phát hiện và dần được phát triển thành một thành phố du lịch xinh đẹp như hiện nay.
Cụ thể:
- 01/11/1899: thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang - tiền thân của thành phố Đà Lạt.
- 05/01/1906: Hội đồng quốc phòng Đông Dương quyết định chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng do hội tụ đủ những điều kiện cần thiết.
- 1913: hoàn thành tuyến đường Phan Thiết - Djiring.
- 1914: hoàn thành tuyến Djiring - Đà Lạt, đường sắt Phan Rang - Krongpha được đưa vào sử dụng.
- 1915: từ Sài Gòn đã có thể đi Đà Lạt bằng 2 con đường là Sài Gòn - Ma Lâm - Đà Lạt và Sài Gòn - Phan Rang - Đà Lạt.
- 1945: Đà Lạt đã phát triển thành thành phố du lịch với hơn 25.000 dân.
- 1994: Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận đến năm 2010.
- 1999: Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Đà Lạt là Đô thị loại II.
- 2002: Thủ tướng chính thức phê duyệt Đề án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020.
- 2009: Đà Lạt được công nhận là đô thị loại I, đạt 2,1 triệu lượt khách du lịch.
- Từ đó đến nay: Đà Lạt giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và và văn hoá của tỉnh Lâm Đồng, miền Trung.
Vậy, theo lịch sử Đà Lạt Lâm Đồng thuộc miền nào đã tìm được đáp án đó là miền Trung. Nhờ sự hình thành và phát triển từ cuối năm 1899, đến nay, thành phố Đà Lạt đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm.
5. Các đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt thuộc miền nào và cơ cấu hành chính ra sao? Hiện nay, thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm 12 phường và 4 xã. Cụ thể:
- 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
- 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường
Tên | Diện tích (km2) | Dân số (Người) |
Phường 1 | 1,76 | 9.520 |
Phường 2 | 1,26 | 19.072 |
Phường 3 | 27,24 | 17.062 |
Phường 4 | 29,10 | 21.427 |
Phường 5 | 34,74 | 13.938 |
Phường 6 | 1,68 | 16.955 |
Phường 7 | 34,22 | 14.721 |
Phường 8 | 17,84 | 26.369 |
Phường 9 | 4.70 | 16.792 |
Phường 10 | 13,79 | 15.382 |
Phường 11 | 16,44 | 9.243 |
Phường 12 | 12,30 | 7.905 |
Tà Nung | 45,82 | 3.981 |
Trạm Hành | 55,38 | 4.646 |
Xuân Thọ | 62,47 | 6.253 |
Xuân Trường | 35,64 | 6.035 |
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Đà Lạt
(Số liệu dân số lấy theo Niên giám Thống kê 2010 - Cục Thống kê Lâm Đồng)
Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Lạt có trụ sở tại số 3 đường Trần Hưng Đạo, đối diện với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Nếu đã biết được Đà Lạt thuộc miền nào, vậy bạn đừng quên kết hợp du lịch Nha Trang trong cùng chuyến đi Đà Lạt nhé! Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí và thời gian đấy.
Đà Lạt và Nha Trang là 2 thành phố cùng thuộc miền Trung, cách nhau chỉ tầm 130km. Do đó, bạn chỉ cần khoảng 3 tiếng đồng hồ để di chuyển bằng xe ô tô giữa hai nơi. Bạn có thể sắp xếp lịch trình để du lịch, vui chơi tại Nha Trang trước, sau đó di chuyển đến Đà Lạt hoặc ngược lại.
Đến Nha Trang, để thuận tiện vui chơi, khám phá và tận hưởng kỳ nghỉ, bạn hãy lựa chọn nghỉ dưỡng tại hệ thống khách sạn, resort Vinpearl. Vinpearl sở hữu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao nằm ở cả trung tâm thành phố Nha Trang và trên đảo Hòn Tre.
Ngoài vị trí đắc địa, mỗi khách sạn, resort của Vinpearl Nha Trang đều có đầy đủ các dịch vụ tiện ích như: bể bơi, nhà hàng, spa, phòng gym, phòng hội nghị… Đây chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để bạn và cả gia đình nghỉ ngơi, ngắm trọn vẹn cảnh đẹp Nha Trang.
Lựa chọn nghỉ dưỡng ở Vinpearl, bạn cũng có thể trải nghiệm giải trí đỉnh cao với VinWonders Nha Trang - công viên giải trí của những kỷ lục với hàng trăm trò chơi phù hợp dành cho cả gia đình.
Booking phòng Vinpearl Nha Trang
Như vậy, câu hỏi “Đà Lạt thuộc miền nào?” hay “Đà Lạt thuộc miền nào của nước ta?” đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết này! Hy vọng những thông tin hữu ích về thành phố Đà Lạt trên đây đã phần nào giúp ích được cho chuyến du lịch của bạn. Đừng quên, kết hợp du lịch Đà Lạt - Nha Trang để cùng những người thân yêu khám phá vẻ đẹp của miền Trung đầy nắng gió!