Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Staynfun
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Lăng Gia Long Huế: Công trình kiến trúc độc đáo triều Nguyễn

01/01/2024 80.118

Lăng Gia Long không chỉ là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn mà còn là minh chứng cho tình cảm chung thủy, sắt son của vua dành cho Hoàng hậu. Hai mộ đá cạnh nhau trải qua hàng trăm năm thể hiện cho sự gắn bó, đồng hành lúc sinh thời và cả khi qua bên kia thế giới.

Lăng Gia Long

Khi đi du lịch Huế, nếu là người yêu thích lịch sử - văn hóa hẳn du khách sẽ muốn ghé thăm nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn. Lăng Gia Long Huế không những có vị trí phong thủy đẹp bậc nhất trong những lăng vua triều Nguyễn mà còn nổi tiếng bởi chuyện tình sắt son giữa bậc Đế vương và Thừa Thiên Cao hoàng hậu.  

1. Lăng Gia Long ở đâu? Hướng đi đến Thiên Thọ Lăng

“Lăng tẩm còn đây lưu hậu thế

Hoàng Đế Gia Long đấng khai triều

An nghỉ ngàn năm trong lòng đất

Theo vầng nhật nguyệt đá rong rêu

 

Một thuở giang sơn tay gầy dựng

Một thời bôn tẩu dấu binh đao

Đất Bắc Nhà Nam chung một mối

Ngôi trời Thiên Tử một vì sao

 

Băng hà đất mẹ Thừa Thiên ngự

Hậu tộc hương dâng khói lưng trời

Về ngang xứ Huế nghe niềm nhớ

Một đấng Tiên Vương tiếng để đời!”

Lăng mộ vua Gia Long có tên gọi khác là Thiên Thọ Lăng, được xây dựng trong 6 năm (1814-1820) gồm nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến vua Gia Long. Tổng thể lăng nằm trong một vùng núi hoang sơ, sơn thủy hữu tình thuộc thôn Định Môn, xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lăng Gia Long

Toàn bộ quần thể lăng gồm 42 ngọn núi, đồi lớn nhỏ, trước lăng nổi bật là núi Đại Thiên Thọ nằm án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm. 

Lăng Gia Long

Trước đây, để đến lăng Gia Long thì cách di chuyển duy nhất là đường thủy, đi đò hoặc thuyền xuôi theo dòng sông Hương qua chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén… Tuy nhiên ngày nay du khách đã có thể đến nơi đây bằng 2 lối: 

  • Đi qua cầu phao do người dân xây dựng bắc qua sông Tả Trạch;
  • Đi đường lớn chạy qua cầu Tuần, lăng Minh Mạng và cầu Hữu Trạch bắc qua con sông cùng tên.
Lăng Gia Long

>>> Khám phá lịch sử các vị vua triều Nguyễn thông qua 7 lăng tẩm Huế nổi tiếng nhất

2. Lịch sử vua Gia Long và câu chuyện tình yêu bất tử với Thừa Thiên Cao hoàng hậu

Vua Gia Long sinh năm 1762 có tên húy là Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh), là vị vua sáng lập ra nhà Nguyễn - triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1802 và trị vì đất nước đến khi qua đời năm 1820. Vốn là một võ tướng nên vua Gia Long vô cùng mạnh mẽ, tuy nhiên hiếm người biết rằng vị vua này còn có một mối tình chung thủy, nghĩa tình với Thừa Thiên Cao hoàng hậu. 

Bà Tống Thị Lan (Thừa Thiên Cao hoàng hậu) là ái nữ của Ngoại tả Chưởng dinh Tống Phước Khuông. Bà không những nổi tiếng xinh đẹp, nhẹ nhàng mà hành xử lễ nghĩa lại rất có phép tắc, lễ độ. Vào cung từ năm 18 tuổi, bà trở thành Nguyên phi và luôn phò tá, đồng hành bên vua trải qua biết bao cuộc thăng trầm, bể dâu của thời cuộc. 

Lăng Gia Long

Nghĩa tình vợ chồng sắt son giữa vua và hoàng hậu khiến nhiều người cảm động, nhất là thông qua những việc vua làm sau khi hoàng hậu qua đời. Năm 1814, vua vì quá thương tiếc hoàng hậu nên đã quyết định xây dựng lăng phần mô phỏng lễ hợp lăng của người xưa để sau băng hà cũng được an táng bên cạnh người tri kỷ.

Lăng Gia Long

Lúc sinh thời họ đã có những tháng ngày đồng cam cộng khổ, tình cảm thắm thiết êm đẹp nên lúc mất đi, vua vẫn muốn được trọn đời, trọn kiếp bên người vợ của mình. Đây chính là lý do lăng mộ vua Gia Long trở thành công trình lăng tẩm độc đáo khác biệt so với các lăng mộ khác. 

>>> Xem ngay bản đồ du lịch Huế đầy đủ mới nhất

3. Khám phá kiến trúc lăng Gia Long và các điểm tham quan nổi bật  

Tổng thể lăng Gia Long được chia làm 3 khu vực chính: Khu lăng mộ, Bi đình và Điện Minh Thành. 

3.1. Khu lăng mộ - Bửu thành

Chính giữa trung tâm quần thể là 2 ngôi mộ song táng của vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu, được đặt trên đồi Chính Trung. Hai ngôi mộ đá có cùng kích thước cách nhau chỉ 1 gang tay, không chạm trổ hoa văn, không sơn son thếp vàng, chỉ giản dị trường tồn mãi với thời gian.

Lăng Gia Long

Điểm độc đáo chính là đứng từ phía sau nhìn nơi tiếp giáp giữa phần nóc 2 ngôi mộ, sẽ thấy đỉnh Đại Thiên Thọ nằm ở chính giữa, chính xác đến “không sai một li”. Đây là chi tiết khiến lăng Gia Long trở thành lăng mộ có kiến trúc phong thủy độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Lăng Gia Long

Bên ngoài song mộ là hệ thống tường thành kiên cố gọi là “Bửu thành”. Cánh cổng bằng đồng của Bửu thành là nơi dẫn lối vào chốn yên nghỉ của vua và hoàng hậu. Hàng năm cánh cổng này chỉ mở vào các dịp lễ Tết, ngày giỗ… để dọn dẹp, sang sửa, dọn vệ sinh. 

Lăng Gia Long

Phía dưới là 7 cấp sân tế gồm sân chầu lát bằng gạch Bát Tràng, hai hàng tượng đá tạc hình quan văn, quan võ đứng chầu, tượng đá voi chiến, ngựa chiến uy nghi bảo vệ. 

Lăng Gia Long

3.2. Bi Đình - Nhà bia ghi công trạng

Bên trái khu lăng mộ là Bi Đình - nhà bia khắc ghi công trạng. Đây là công trình quen thuộc có mặt ở hầu hết các lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn. 

Lăng Gia Long

Trong Bi Đình là tấm bia “Thánh Đức thần công” vua Minh Mạng dựng lên để ca ngợi vua cha (vị vua đầu tiên triều Nguyễn). Tấm bia được chạm khắc hoa văn tinh tế và trải qua gần 200 năm vẫn còn rõ chữ. 

Lăng Gia Long

3.3. Điện Minh Thành - Nơi thờ vua và Thừa Thiên Cao hoàng hậu

Bên phải khu lăng mộ là tẩm điện với Điện Minh Thành nằm ở khu vực trung tâm, tọa trên Bạch sơn và có tường thành bao quanh. Đây là nơi thờ cúng, thắp hương lễ bái Hoàng đế và Hoàng hậu. 

Lăng Gia Long

Ngày trước bên trong Điện còn chứa nhiều kỷ vật gắn liền với cuộc đời chinh chiến bôn ba của vua Gia Long như: mũ đai, yên ngựa… Sau nhiều biến động của thời cuộc các kỷ vật này đã không còn nữa.  

Lăng Gia Long

Ngoài lăng Thiên Thọ, quần thể lăng Gia Long còn các lăng mộ khác của các thành viên hoàng tộc Nguyễn, bao gồm: Lăng Thiên Thọ Hữu, Lăng Quang Hưng, Lăng Trường Phong, Lăng Vĩnh Mậu, Lăng Thoại Thánh, Lăng Hoàng Cô…. 

3.4. Lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành - lăng mộ và nơi thờ Thân mẫu vua Minh Mạng

Trong quần thể lăng Gia Long đáng chú ý nhất là Lăng Thiên Thọ Hữu và Điện Gia Thành, vốn là nơi chôn cất và điện thờ của Thuận Thiên Cao hoàng hậu - người vợ thứ 2 của vua Gia Long và cũng là mẹ của vua Minh Mạng.

Lăng Gia LongLăng Gia LongLăng Gia Long

Nếu có dịp ghé thăm đất cố đô và khám phá các địa điểm văn hóa - lịch sử nơi đây, du khách hãy lựa chọn chỗ nghỉ ngơi thuận tiện để di chuyển đến các địa điểm du lịch Huế nổi tiếng trong nội đô như: Đại Nội Huế, chợ Đông Ba tấp nập, lăng Minh Mạng trang nghiêm… 

Theo đánh giá, kiến trúc lăng Gia Long còn đơn sơ, giản dị so với các lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức hay lăng Khải Định về sau này. Tuy nhiên, giá trị đích thực của lăng là sự phối trí hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc. 

Ngoài ra, khi đi du lịch Huế, du khách nên kết hợp du lịch Hội An bởi khoảng cách hai địa điểm du lịch hút khách này tương đối gần. Nếu có dịp tới Hội An, du khách đừng quên nghỉ dưỡng tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An và vui chơi giải trí tại VinWonders Nam Hội An. Quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đa sắc văn hóa, muôn màu trải nghiệm chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng bậc nhất.

lăng Gia Longlăng Gia Long

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn