Lễ hội làng An Hải trải qua hơn 20 năm vẫn lưu giữ lại được những nét đẹp văn hóa truyền thống mà cha ông để lại. Đây cũng là dịp để con cháu làng An Hải bày tỏ niềm tự hào và biết ơn về quá khứ oanh liệt của cha ông. Cùng tìm hiểu về lễ hội truyền thống lâu đời này nhé!
1. Đôi nét về lễ hội làng An Hải Đà Nẵng
- Địa điểm tổ chức: Đình làng An Hải, phường An Hải Tây - là một ngôi đình hơn 400 năm tuổi
- Thời gian diễn ra: Lễ hội làng An Hải được tổ chức vào ngày thu tế hàng năm từ ngày 10 - 11 tháng 8 âm lịch
Cũng giống như những lễ hội Đà Nẵng truyền thống đặc sắc khác, lễ hội làng An Hải có nguồn gốc từ lâu đời và mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Trước đây, nhà Nguyễn cho xây dựng thành An Hải ở phía đông sông Hàn cùng với thành Điện Hải ở phía tây nhằm mục đích bảo vệ cho cảng biển Đà Nẵng. Nhưng rạng sáng ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công làm cả hai thành bị hư hại nặng nề. Đến năm 2000, lễ hội làng An Hải được khôi phục, nhắc nhở người dân về một thời kháng chiến hào hùng của dân tộc và dần trở thành một nét đẹp văn hoá đáng quý được giữ gìn suốt hơn 20 năm qua.
>>> Xem thêm: 50 địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn cho bạn tha hồ lựa chọn
2. Lễ hội đình làng An Hải hấp dẫn với phần lễ & hội độc đáo
Lễ hội làng An Hải Đà Nẵng được diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng nhưng cũng không kém phần náo nhiệt, sôi động của các trò chơi, diễn xướng dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách thập phương đến tìm hiểu và tham gia.
2.1. Phần lễ trang trọng & cuộc thi lắc thúng đặc sắc
Phần lễ bắt đầu bằng chương trình thỉnh văn khai mạc diễn ra long trọng tại đình làng An Hải. Sau khi các cán bộ ban ngành địa phương thay mặt người dân làng An Hải phát biểu khai mạc lễ hội, người dân trong làng tiến hành dâng lễ tế theo đúng nghi thức cổ truyền với rất nhiều hương hoa lễ vật đã được chuẩn bị đầy đủ từ trước. Hết phần lễ tế, mọi người lại cùng nhau ôn lại các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đưa ra những đóng góp để bảo tồn, phát triển lễ hội đình làng An Hải hơn nữa.
Kết thúc phần lễ, mọi người cùng nhau đổ ra bờ sông để xem và cổ vũ cho cuộc thi lắc thúng - một bộ môn thể thao rất đặc biệt mà chỉ dân miền biển mới có. Đây cũng là hoạt động báo hiệu phần hội bắt đầu.
2.2. Phần hội náo nhiệt với các trò chơi & biểu diễn văn nghệ
Phần hội - phần được rất nhiều người dân địa phương và du khách chờ mong diễn ra trong suốt hai ngày trong bầu không khí vô cùng sôi động. Các hoạt động của lễ hội kéo dài từ sáng tới tận đêm khuya với rất nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn.
- Buổi trưa: Sau cuộc thi lắc thúng, du khách tiếp tục với các trò chơi truyền thống không kém phần hấp dẫn khác như: kéo co, thổi cơm thi, đập niêu, cầu lông,...
- Buổi chiều: diễn ra hội thi múa lân đặc sắc
- Buổi tối: mọi người tập trung về sân khấu trước đình để xem các chương trình văn nghệ, ca nhạc đặc biệt là các vở tuồng hấp dẫn tái hiện sống động cuộc sống người dân năm xưa.
Du lịch Đà Nẵng được hoà mình vào bầu không khí sôi động của lễ hội cùng người dân địa phương chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị mà bạn nhất định đừng bỏ lỡ khi tới đây.
3. Điểm danh 8 lễ hội Đà Nẵng khác hấp dẫn nên tham gia
Ngoài lễ hội làng An Hải, Đà Nẵng còn rất nhiều lễ hội đặc sắc khác đang đợi bạn khám phá. Tìm hiểu ngay 8 lễ hội Đà Nẵng khác hấp dẫn dưới đây!
Lễ hội |
Ý nghĩa |
Địa điểm tổ chức |
Thời gian diễn ra |
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng |
Góp phần tích cực quảng bá du lịch Đà Nẵng tới du khách trong và ngoài nước |
Khu vực Cảng sông Hàn nằm trên đường Bạch Đằng, thuộc phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng |
Được tổ chức hàng năm, vào dịp tháng 3, hoặc ngày kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hay dịp lễ 30/4 - 1/5. |
Lễ hội Quán Thế Âm là dịp cho các phật tử mười phương dâng lòng thành kính cầu bình an, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa |
Tại động Hoa Nghiêm, thuộc khu du lịch Ngũ Hành Sơn |
Ngày 19/2 âm lịch hàng năm |
|
Là dịp để người dân nơi đây thể hiện lòng biết ơn với các bậc tiền nhân, thể hiện khát vọng cuộc sống bình yên, cầu một năm mưa thuận gió hòa, đánh bắt thuận lợi |
Được tổ chức ở những vùng ven biển của Đà Nẵng như Mân Thái, Thọ Quang, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Hòa Hiệp... |
Ngày 14/1 - 16/1 âm lịch hàng năm |
|
Lễ hội được tổ chức nhằm nhắc nhở con cháu đời sau về truyền thống uống nước nhớ nguồn của cha ông ta
|
Làng Hòa Mỹ thuộc phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng |
Ngày 12 tháng Giêng hàng năm |
|
Là dịp ghi nhớ và nhắc nhở con cháu về công lao khai thiên lập địa của cha ông. Ngoài ra, còn là lời răn dạy con cháu gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của làng |
Đình Làng Túy Loan, thuộc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng |
Ngày mồng 9, mồng 10 tháng Giêng |
|
Dịp để người dân bày tỏ mong ước một năm mới khai thông sông rạch, mưa thuận gió hòa, cuộc sống được ấm no hạnh phúc |
Sông Hàn, Đà Nẵng |
tháng Giêng âm lịch |
|
Lễ hội rước mục đồng |
Đây là lễ hội đầu tiên dành cho trẻ chăn trâu ở Việt Nam với ý niệm sâu sắc cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cỏ tốt tươi, mùa màng bội thu |
Làng Phong Lệ, Thôn Phong Nam, Xã Hòa Châu, Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng |
2 ngày cuối tháng 3 âm lịch, bắt đầu từ chiều 29 và kết thúc vào cuối ngày 30/3 |
Du khách được trải nghiệm vui chơi, té nước để xả trần mọi xui xẻo, cầu nguyện về những điều tốt lành |
Đà Nẵng |
Mùa hè hàng năm |
Lễ hội làng An Hải không chỉ là một sự kiện lớn mang ý nghĩa sâu sắc đối với nhiều người dân làng An Hải mà cũng là nỗ lực bảo tồn những nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân Đà Nẵng. Nếu bạn có dịp ghé thăm thành phố biển xinh đẹp này vào tháng 8 âm lịch thì đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm lễ hội độc đáo này nhé!