Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Quảng trường Ba Đình Hà Nội - địa điểm thiêng liêng, chứng nhân lịch sử

30/01/2024 24.478

Quảng trường Ba Đình là một quần thể kiến trúc độc đáo, chứa đựng ý nghĩa thời đại sâu sắc cùng giá trị trường tồn theo thời gian, phản ánh sự phát triển của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ. Ghé thăm quảng trường Ba Đình hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khó quên.

Quảng trường Ba Đình

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, quảng trường Ba Đình đã chứng kiến biết bao thời khắc thiêng liêng, đặc biệt là Lễ Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi quảng trường Ba Đình trở thành một điểm đến nổi tiếng của du lịch Hà Nội và là biểu tượng đầy tự hào của người dân Việt Nam.

1. Quảng trường Ba Đình ở đâu? Giới thiệu về quảng trường Ba Đình

  • Địa chỉ: Đ. Hùng Vương, thuộc P. Điện Bàn, Q. Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 5:00 - 22:00 hàng ngày
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Nằm ở phía Nam của quảng trường Ba Đình là trụ sở Bộ Ngoại giao, phía Bắc là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, phía Đông là Hội trường Ba Đình và phía Tây là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Với vị trí nằm trong Cụm di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình, quảng trường Ba Đình là nơi diễn ra các buổi diễu hành hoành tráng vào các ngày lễ lớn của Việt Nam cũng như nhiều sự kiện trọng đại như: lễ duyệt binh, lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, mít tinh, báo công, lễ kết nạp Đảng…

Quảng trường Ba Đình

Để di chuyển đến quảng trường Ba Đình, bạn có thể sử dụng xe cá nhân hoặc xe công cộng. Khi đi bằng xe cá nhân, bạn đừng quên lưu lại hai địa điểm gửi xe này: 

  • Đối diện Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng trên đường Ông Ích Khiêm
  • Cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh trên đường Ngọc Hà.

Đối với những bạn muốn tiết kiệm chi phí thì nên lựa chọn xe buýt. Có nhiều tuyến xe đi ngang qua Quảng trường Ba Đình như:

  • Số 09: Bờ Hồ - Bờ Hồ 
  • Số 22: Bến xe Gia Lâm - Kim Mã
  • Số 50: Long Biên - Sân vận động quốc gia

Tuy nhiên, nếu bạn muốn có trải nghiệm thú vị hơn khi đến quảng trường Ba Đình, hãy thử đi xe buýt hai tầng Hanoi City Tour. Xe khởi hành từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và kết thúc tại Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám. 

Với lượt đi, bạn sẽ có dịp tham quan, ngắm nhìn tới 30 điểm danh thắng nổi bật của Thủ đô Hà Nội, trong đó có cả quảng trường Ba Đình. Việc di chuyển bằng hình thức này không chỉ an toàn mà còn cho phép bạn chiêm ngưỡng những con phố đẹp nhất của Hà Nội một cách chậm rãi và thoải mái nhất.

Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nước. Nổi bật trong khuôn viên quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, công trình lớn tượng trưng cho sự tôn kính và tri ân của nhân dân đối với nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc.

Kể từ ngày được khánh thành cho đến nay, hơn 60 triệu người đã đến viếng thăm lăng Bác, trong đó có hơn 11 triệu du khách quốc tế. Đối với người dân Việt Nam, việc thăm Lăng Bác đã trở thành một phong tục tập quán cao đẹp. Tuy kiến trúc của Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh không được xa hoa, cầu kỳ nhưng vẫn mang đầy sức hút. 

Quảng trường Ba Đình

Ngoài ra, quảng trường còn được đánh giá là một trong những quảng trường lớn nhất tại Việt Nam với sức chứa lên đến 20 vạn người. Khuôn viên quảng trường được trang trí bởi hàng trăm ô cỏ xanh mướt. Các ô cỏ này không chỉ làm tăng không gian xanh cho quảng trường, mà còn có tác dụng giảm nhiệt độ mặt sân bê tông. Loại cỏ gừng được trồng tại đây xanh tốt quanh năm đồng thời chịu được áp lực tốt từ việc đi lại của đông đảo du khách.

>>> Khám phá: 12 địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội thú vị nhất 2024

2. Lịch sử quảng trường Ba Đình Hà Nội

Ban đầu, quảng trường Ba Đình là cổng phía Tây của Kinh thành Thăng Long, khu vực này thường xuyên diễn ra các hoạt động buôn bán sôi động, náo nhiệt của các làng nghề. Vào đầu thế kỷ 20, quảng trường được xây dựng bởi người Pháp và tên gọi được đặt theo tên của linh mục người Pháp Puginier. 

Sau hai lần đổi tên là Quảng trường Hồng Bàng và Quảng trường Độc Lập, cuối cùng địa điểm này được đổi tên thành quảng trường Ba Đình như hiện nay. Tuy nhiên, ít người biết rằng tên này không phải do Bác Hồ đặt, mà là của bác sĩ Trần Văn Lai - thị trưởng Hà Nội của chính phủ Trần Trọng Kim.

Quảng trường Ba Đình

Ngoài việc là nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quảng trường Ba Đình còn là chứng nhân cho nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc. Từ năm 1954 đến 1969, Bác Hồ đã sống và làm việc tại đây. Bên cạnh đó, quảng trường cũng là địa điểm tổ chức các cuộc họp quan trọng của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội sau khi Thủ đô giải phóng. 

Từ cổng phía Tây của Kinh thành Thăng Long cho đến một trong những điểm đến văn hóa và du lịch nổi tiếng nhất của Hà Nội, quảng trường Ba Đình đã trải qua hành trình lịch sử đầy thăng trầm, gắn liền với vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của đất nước. 

>>> Xem thêm: [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua

3. Nghi lễ Thượng cờ, lễ Hạ cờ tại quảng trường Ba Đình

Nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ tại quảng trường Ba Đình được xem là một trong những nghi lễ quốc gia của Việt Nam. Ý tưởng thực hiện nghi lễ này trên quảng trường được đề xuất bởi Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt vào năm 2001, nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày sinh của Bác Hồ.

Đội Tiêu binh danh dự là những chiến sĩ đã qua tuyển chọn kỹ, có chiều cao từ 1m7 trở lên, quân dung đẹp cùng động tác điều lệnh đội ngũ chuẩn, được tập trung luyện tập để thực hiện nghi lễ. 

34 thành viên nằm trong đội hình thực hiện nghi lễ Thượng cờ và Hạ cờ là đại diện cho 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam). Trong đó, khối trưởng, 2 đồng chí bảo vệ Quân kỳ và vác Quân kỳ là sĩ quan, còn lại, 3 đồng chí trong Tổ Quốc kỳ và 27 đồng chí xếp thành 10 hàng ngang thuộc khối nghi lễ đều sẽ do tiêu binh đảm nhiệm.

Quảng trường Ba Đình

Lễ Thượng cờ và Hạ cờ được thực hiện hàng ngày tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn thực hiện nghi lễ Thượng cờ khởi hành từ phía sau Lăng Bác vào đúng 6 giờ sáng vào mùa hè và 6h30 sáng vào mùa đông. Đội tiêu binh đi một vòng ra phía trước trên nền nhạc của ca khúc "Tiến bước dưới quân kỳ" đến dưới chân cột cờ. Sau khi có hiệu lệnh, lá cờ Tổ quốc sẽ tung bay phấp phới theo tiếng Quốc ca. Lá cờ sẽ từ từ được kéo lên trên đỉnh của cột cờ với chiều cao 29 mét phía trước Lăng Bác.

Quảng trường Ba Đình

Trước khi nghi lễ được thực hiện, hệ thống loa phát thanh tại quảng trường sẽ phát thông báo, yêu cầu mọi người dừng mọi hoạt động và hướng về phía cột cờ để nghi lễ được diễn ra một cách trang trọng nhất. 

Sau khi lễ Thượng cờ tại quảng trường Ba Đình hoàn tất, đội tiêu binh sẽ diễu hành một vòng quanh Lăng Bác trước khi quay trở lại vị trí ban đầu và kết thúc nghi lễ. Cũng giống như nghi lễ Thượng cờ, đội tiêu binh sẽ thực hiện nghi lễ Hạ cờ hàng ngày vào lúc 21 giờ với những nghi thức tương tự.

Người dân và du khách khi đến Thủ đô Hà Nội, nếu có dịp đi qua quảng trường vào buổi sáng hoặc tối, có thể chứng kiến nghi thức chào cờ và hát Quốc ca trong không khí đầy tự hào và thiêng liêng.

>>> Dắt túi: 13+ địa điểm vui chơi Hà Nội buổi tối thú vị & lãng mạn nhất 2024

4. Các địa điểm du lịch gần quảng trường Ba Đình

Nếu bạn muốn khám phá thêm những địa điểm du lịch gần quảng trường Ba Đình, có thể tham khảo một số gợi ý sau: 

Ngoài các điểm đến trên, nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để vui chơi giải trí dành cho gia đình có trẻ nhỏ trong khu vực gần quảng trường thì TTTM Vincom Mega Mall Times City, chỉ cách tầm 8km là một lựa chọn tuyệt vời. 

Khi đến đây, bạn có thể tham quan thủy cung Times City, ngôi nhà chung của hơn 30.000 cá thể sinh vật biển đa dạng, đến từ khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại thủy cung Times City, bạn sẽ được khám phá những điều bí ẩn bên trong thế giới đại dương huyền ảo thông qua 3 khu vực: khu cá nước mặn, khu cá nước ngọt và khu hang động bò sát. 

Quảng trường Ba Đình

Bên cạnh đó, khi tới thủy cung Times City, bạn cùng đừng quên lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng các bạn động vật đáng yêu với chương trình tương tác độc đáo như: cho chim cánh cụt ăn, tìm hiểu bữa ăn của loài rùa…

VinKE là khu vui chơi giáo dục hướng nghiệp, nơi các em nhỏ có thể học hỏi và khám phá nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ khoa học đến nghệ thuật. Ngoài ra, VinKE cũng có vô vàn trò chơi bổ ích giúp trẻ phát triển tư duy và kỹ năng sáng tạo. Nếu bạn muốn tận hưởng một ngày vui chơi đầy thú vị hãy đến với VinKE & Vinpearl Aquarium

Quảng trường Ba Đình

>>> Nhanh tay booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium ngay thôi nào! 

5. Lưu ý khi tham quan quảng trường Ba Đình cần biết

Dưới đây là vài lời khuyên hữu ích khi bạn đến tham quan quảng trường Ba Đình: 

  • Quảng trường là điểm đến miễn phí nên bạn có thể vào thăm quan thoải mái.
  • Không đạp lên cỏ, ngồi trên thảm cỏ hay vứt rác lung tung tại khu vực quảng trường.
  • Nếu bạn đến vào thời điểm diễn ra nghi lễ thượng cờ hoặc hạ cờ, hãy dành chút thời gian để thực hiện nghi lễ chào cờ và hát Quốc ca. Đó sẽ là trải nghiệm đầy cảm xúc và khó quên.
  • Thời gian viếng Lăng Bác chỉ được mở vào buổi sáng, trong khi vào buổi chiều bạn có thể khám phá các điểm du lịch khác trong khu vực.
  • Khi vào viếng Lăng Bác, bạn cần mặc đồ kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn trọng với Bác.
  • Trẻ em từ 3 tuổi trở xuống sẽ không được vào viếng thăm Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Với sự kết hợp giữa quy mô hoành tráng, giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc, quảng trường Ba Đình chắc chắn sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa, những ký ức về sự kiện trọng đại năm 1945 sẽ vẫn mãi trong lòng người dân Hà Nội và cả nước Việt Nam.

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn