Du lịch Hội An là một trong những trải nghiệm rất phù hợp cho những ai đam mê tìm hiểu, khám phá văn hóa, lịch sử. Và có lẽ Hội quán Dương Thương là một trong những hội quán người Hoa ở Hội An đã góp phần mang lại nét kiến trúc - văn hóa đặc trưng không lẫn vào đâu cho mảnh đất này.
1. Hội quán là gì? Hội quán Dương Thương ở đâu?
“Hội quán” là tên gọi chung để chỉ nhà của một đoàn thể được sử dụng để làm nơi hội họp và tạo cơ hội cho các hội viên gặp nhau giao lưu, giao thương, hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Trên bản đồ thành phố Hội An, có nhiều Hội quán với chức năng tương tự như vậy. Trong đó Hội quán Dương Thương tọa lạc tại số 64 Trần Phú, không cách quá xa với các hội quán khác nên rất phù hợp cho du khách kết hợp tham quan và khám phá.
- Vị trí: số 64 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam
- Giờ mở cửa: Cả ngày
- Giá vé Hội quán Dương Thương: Miễn phí
2. Lịch sử Hội quán Dương Thương ở Hội An
Theo các tư liệu cổ để lại thì Hội quán Dương Thương được xây dựng trong khoảng năm 1741, tức là đã trải qua mấy trăm năm lịch sử. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đến nay Hội quán vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo thuở đầu xây dựng.
Với sự đóng góp từ các thương nhân của Ngũ Bang là: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hài Nam, Gia Ứng, Triều Châu; Hội quán Dương Thương vừa là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vừa là nơi để những người đồng hương gặp gỡ và hỗ trợ nhau trong buôn bán, làm ăn.
Hội quán cũng đã trải qua nhiều lần đổi tên khác nhau như: Giang Triết Hội Quán; Hội quán Ngũ Bang; Trung Hoa Hội Quán và về sau trở thành nơi học văn hóa - học tiếng Hoa cho con em các gia tộc nên còn có tên là Chùa Lễ Nghĩa.
>>> Check in VinWonders Nam Hội An - thiên đường giải trí với hàng loạt trò chơi hấp dẫn!
3. Kiến trúc hội quán người Hoa tại Hội quán Dương Thương
Hội quán Dương Thương ở Hội An được xây theo hình chữ “Quốc” gồm:
- Nhà tiền giảng (tiền điện);
- Chánh điện;
- Tả vu và Hữu vu (nhà Đông, nhà Tây).
3.1. Nhà tiền giảng Hội quán Dương Thương
Nhà tiền giảng Trung Hoa Hội quán bao gồm 3 gian với nhiều cột gỗ to cao. Tường được ghép bởi các tảng đá lớn được vận chuyển từ tận Trung Quốc sang. Ở chính giữa tiền điện là cửa chính ra vào, bên trên có bức hoành đá chạm khắc 4 chữ “Trung Hoa Hội Quán”. Bức hoành ở phía sau chạm khắc 4 chữ “Thiên hạ vi công”, nghe truyền lấy rằng chữ được lấy nguyên mẫu theo thủ bút của Tôn Trung Sơn.
Các chồng rường giả thủ ở tiền điện được chạm trổ họa tiết rồng tinh vi, sắc sảo. Hai gian bên của nhà tiền giảng còn có 2 cửa Đông - Tây là Hòa bình môn và Bác ái môn.
Nếu đi vòng ra phía sau tiền điện sẽ thấy khoảng sân rộng được lát đá và trưng bày nhiều cây cảnh, hoa lá. Phía Đông và Tây của sân là hai dãy nhà dài là Tả vu và hữu vu, thường được sử dụng để giảng dạy tiếng Hoa cấp sơ - trung cho con em người Hoa. Nên đây còn được gọi là Trung Hoa công học hay trường Lễ Nghĩa.
3.2. Chánh điện Hội quán Dương Thương
Gian chính điện được nối với tiền điện bởi Tả vu và Hữu vu. Xét theo kiến trúc, kết cấu bên trong chính điện chủ yếu là khung gỗ với hệ thống cột kèo vững chãi, sơn son tráng lệ.
Bên trong chính điện là nơi thờ tự của Thiên Hậu Thánh Mẫu - vị nữ thần mà người Hoa vô cùng tôn kính, sùng bái. Trong văn hóa tâm linh, tinh thần của người Hoa, Bà được xem như vị thần biển linh thiêng, luôn phù hộ che chở cho thương nhân khi họ giao thương, đi lại trên biển, thuận buồm xuôi gió đến nơi buôn bán an toàn.
Bên cạnh đó, Hội quán còn thờ thần Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ, Quan Âm Bồ Tát và Tài Bạch Tinh Quân.. những vị thần quan trọng trong tâm linh - tín ngưỡng người Hoa.
>>> Tìm hiểu thêm về chùa Cầu Hội An - biểu tượng du lịch của phố cổ và là địa danh được in trên tờ tiền Việt Nam.
3.3. Sân sau Hội quán Dương Thương
Sau khi tham quan Hội quán, du khách có thể đi vòng ra sau sẽ thấy một sân bóng rổ của trung tâm và bức tường chữ Hoa khổng lồ, vốn là một địa điểm check in cực HOT được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.
Không nhiều du khách biết đến sự tồn tại của khu vực này, ngoại trừ dân địa phương. Nên dù cho nằm ngay trong khu phố đi bộ đông đúc thì không gian ở đây vẫn khá yên tĩnh.
4. Những địa điểm gần Hội quán Dương Thương
Ngoài Hội quán Dương Thương ra, tại Hội An còn có 4 hội quán cổ khác mà du khách có thể ghé thăm như: Hội quán Phúc Kiến (cách 160m), Hội quán Hải Nam (cách 230m), Hội quán Quảng Đông (cách 400m) và Hội quán Triều Châu (cách 350m). Đây là những địa điểm giúp du khách có những trải nghiệm sâu sắc khi ghé thăm phố Hội và hiểu rõ hơn về thương cảng sầm uất một thời này.
Hoặc sau khi ghé thăm Hội quán Dương Thương, du khách có thể ghé qua một số địa điểm du lịch Hội An khá gần khác như: nhà cổ Phùng Hưng (cách 900m), bảo tàng gốm sứ Mậu Dịch (cách 20m), bảo tàng Lịch sử - Văn hoá Hội An (cách 350m), chợ đêm Hội An (cách 1,5km)… Những điểm này cách Hội quán Dương Thương không quá xa, chỉ khoảng 10 - 20 phút đi bộ.
5. Kinh nghiệm lưu trú gần Hội quán Dương Thương
Để có tinh thần tốt và đảm bảo sức khỏe khám phá thêm nhiều “tọa độ” đẹp ở Hội An như Vinpearl Golf Nam Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, biển Cửa Đại... du khách có thể tham khảo đặt phòng lưu trú tại khu nghỉ dưỡng có bãi biển riêng, phòng ốc sang trọng, tiện nghi chuẩn 5 sao là: Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An.
>>> Quý khách có thể đặt phòng Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An trực tuyến để nhận ngay mức giá ưu đãi.
Hội quán Dương Thương với những giá trị văn hóa, kiến trúc độc đáo chắc chắn sẽ là một điểm đến đầy thú vị cho du khách trong và ngoài nước mỗi khi có dịp ghé thăm Hội An. Để chuyến đi thuận tiện, gọn nhẹ và tiết kiệm chi phí hơn, du khách có thể tham khảo các voucher, combo, tour du lịch Hội An - Nam Hội An đang được mở bán và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn nhất.