Chẳng biết từ bao giờ, mắm Huế đã là một trong những món quà được mọi người trao tay nhau sau mỗi chuyến du lịch Huế thơ mộng. Chỉ với hũ mắm nhỏ xinh ở Cố đô nhưng lại được lòng rất nhiều vị khách thập phương yêu thích. Bạn hãy cùng Vinpearl tìm hiểu những loại mắm ngon nhất tại đây nhé!
1. Giới thiệu mắm Huế - nét ẩm thực đặc trưng của vùng đất Cố đô
1.1. Mắm Huế có gì đặc biệt khiến thực khách lưu luyến?
Mắm Huế là một trong những đặc sản Huế, có hương vị đặc biệt so với nhiều loại mắm từ tỉnh thành khác. Mắm Huế thường được làm từ tôm hoặc cá với công thức gia truyền đúc kết từ bao đời. Đến với Cố đô, thực khách sẽ bắt gặp nhiều loại mắm khác nhau từ mắm cá rò, mắm tôm chua, mắm ruốc hay mắm thính...
Ngoài ra, tại Huế, mắm còn được người dân sáng tạo thành nhiều loại như mắm cà, mắm nêm hay mắm đu đủ... Khi đến tham quan và mua sắm tại các gian hàng trong chợ, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các thau mắm Huế với mùi hương khó cưỡng, màu sắc đa dạng. Đây chính là điều làm nên nét đặc trưng, độc đáo của mắm Huế so với những địa phương khác.
1.2. Cách bảo quản các loại mắm Huế chuẩn nhất
Hầu hết các loại mắm đều có chung công thức bảo quản giống nhau. Bạn có thể tham khảo một số mẹo bảo quản mắm Huế như sau:
- Các bạn chỉ cần bỏ mắm vào túi ni lông và bịt thật chặt. Sau đó, bạn có thể bỏ vào một cái hũ, đậy nắp thật kỹ và giữ ở nơi thoáng mát.
- Hãy sử dụng muỗng sạch để lấy mắm Huế từ hũ ra chén đặc biệt khi bạn pha gia vị...
- Bạn có thể bỏ mắm vào tủ lạnh và sử dụng trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.
- Khi đang bảo quản mắm, bạn tuyệt đối không bỏ thêm bất cứ thứ gì vào.
- Sau thời gian sử dụng, nếu mắm Huế bốc mùi, đổi màu bạn tuyệt đối không được sử dụng nữa. Ngoài ra, bạn cũng không được trộn các loại mắm với nhau và bảo quản chung.
1.3. Đặc sản mắm Huế mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Để mua mắm Huế về làm quà, bạn nên đến chợ Đông Ba – một trong những trung tâm thương mại lớn tại đây. Ngoài ra, các du khách có thể dễ dàng mua mắm tại một số cửa hàng đặc sản hoặc các gian chợ xung quanh thành phố.
Hiện nay, các thương hiệu mắm Huế nổi tiếng phải kể đến như mắm cô Ri, mắm bà Duệ... Thông thường, giá trung bình từ một hộp mắm sẽ dao động khoảng 70.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/hộp 300g – 500g.
2. Các loại mắm Huế ngon đậm đà, thử là mê
Như đã đề cập ở trên, mắm Huế có nhiều loại đa dạng và phong phú từ hương vị đến màu sắc. Một số mắm nổi tiếng ở Cố đô phải kể đến như:
2.1. Mắm tép Huế
Mắm tép Huế hay còn được gọi là tép chua. Nguyên liệu chính để làm nên loại mắm này là con tép nhỏ sau đó được ủ chượp để ra thành phẩm. Mắm có hương vị ngọt đậm đà, có mùi thơm và cay nồng từ ớt. Bạn có thể nhận biết mắm thông qua màu đỏ hồng tươi.
Theo nhiều người, càng để mắm tép lâu thì hương vị sẽ thơm ngon và hấp dẫn. Mắm tép Huế là một trong những loại mắm bán chạy nhất tại Huế được rất nhiều du khách thập phương yêu thích mua làm quà.
>>> Tổng hợp Top các món ăn ngon ở Huế gây thương nhớ cho du khách
2.2. Mắm cá cơm – loại mắm Huế hấp dẫn được du khách gần xa yêu thích
Đối với nhiều du khách, mắm cá cơm chắc chắn là loại mắm ruốc không còn xa lạ. Vào mùa cá cơm từ tháng 3 đến tháng 8 Âm lịch, người dân địa phương sẽ lựa chọn những con cá cơm chỉ, cá cơm than thơm ngon, tươi rói để ướp làm mắm.
Cá cơm sẽ được sơ chế kỹ lưỡng, rửa sạch và trộn chung với muối. Thông thường, để có được hũ mắm cá cơm ngon, người dân tại Huế sẽ trộn 7 cá – 1 muối hoặc 5 cá – 1 muối. Ngoài nguyên liệu chính, người làm sẽ bỏ thêm cơm nguội phơi khô, thính cho vào hũ thủy tinh.
Sau khi đặt hũ tại nơi có ánh sáng trong một thời gian, mắm cá cơm sẽ có vị thơm ngon, có nguyên con cá. Ngoài ra, nhiều người dân Cố đô còn bỏ thêm nhiều nguyên liệu như tỏi, ớt, đường hay riềng phơi khô vào mắm cá cơm để thưởng thức món ăn này trọn vị hơn.
2.3. Mắm rò Huế
Nếu như nói tới mắm Huế, không thể không kể đến mắm rò Huế. Mắm được làm từ cá rò nhỏ, có thịt và xương mềm. Thông thường vào tháng 3 Dương lịch hàng năm, cá sẽ theo thủy triều về tại vùng biển Thuận An. Tại đây, người dân sẽ bắt đầu đánh bắt và lựa chọn cá rò chất lượng nhất để làm mắm.
Để làm nên mắm cá rò, bạn cần phải có cá, thính, muối và cơm nguội. Cá sẽ được trộn cùng muối, thính và ủ trong vòng 2 tháng. Khi mắm rò có vị chua cũng là lúc người dân trộn thêm ớt, bột ngọt và đường. Thưởng thức mắm cá rò, thực khách sẽ cảm nhận được vị cay mặn kết hợp vị ngọt thơm từ cá.
2.4. Nước mắm ruốc – loại mắm Huế nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng
Nước mắm ruốc là loại nước chấm loãng có thể dùng trong các món kho hoặc chấm ăn trực tiếp. Loại nước mắm Huế này có mùi thơm từ cá, hương thơm khá nồng. Nếu như bạn là người không ưa chuộng nước mắm thì có thể cảm thấy không quen khi thưởng thức nước mắm ruốc.
Tuy nhiên, nếu bạn đã ăn quen thì có thể thấy, mắm vô cùng thơm ngon, vị đậm đà. Khi ăn các thực khách có thể bỏ thêm ớt chấm cùng thịt luộc hoặc các món khác. Nước mắm ruốc Huế cũng được rất nhiều du khách yêu thích.
2.5. Mắm ruốc Huế
Mắm ruốc Huế được làm từ con ruốc (tép biển). Sau khi được sơ chế, con ruốc sẽ được đem ướp hoặc xào với muối. Tiếp theo đó, người dân sẽ phơi ruốc trên nong để ruốc se lại rồi quết nhuyễn muỗi lên trên. Phần nước ruốc chảy ra sẽ được người làm hứng cất kỹ càng.
Phần ruốc còn lại sẽ được ủ chín, đậy kín. Theo đó, để có được một hũ mắm ruốc chất lượng, người dân tại Cố đô phải ủ từ 6 tháng trở lên. Khi mắm đã có màu đỏ hồng tươi và có mùi thơm ngào ngạt thì đây là thời điểm mắm ruốc Huế đã chín.
Mắm Huế được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của hầu hết các gia đình. Từ canh rau đến món xào, món kho đều được mọi người bỏ thêm mắm ruốc. Ngoài ra, đối với nhiều người, mắm ruốc Huế còn có thể thay thế cho bột ngọt.
2.6. Mắm dưa Huế
Mắm dưa Huế là một trong những loại mắm nổi tiếng tại xứ Huế. Mắm dưa cà Huế thường được làm vào mùa hè khi dưa gang đao vào độ ngon nhất. Ngoài dưa gang mắm dưa cà Huế còn được làm từ đu đủ, ớt xanh... Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị chua ngọt và cay mặn vô cùng hấp dẫn.
Vào thời tiết se lạnh, mắm dưa Huế sẽ được người dân dùng để ăn với cơm nóng hoặc ăn cùng với canh. Với vị thơm ngon và giòn rụm, mắm dưa từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình.
2.7. Mắm tôm chua Huế
Nhắc đến các loại mắm Huế ngon, không thể không nói đến mắm tôm chua. Mùa tôm tại Cố đô thường sẽ có quanh năm đặc biệt tháng 2, 10 sẽ là mùa tôm đất, tháng 3, 5 là tôm rằn, tôm sú... Tôm sử dụng để làm mắm thường sẽ là loại tôm cỡ vừa, được sơ chế sạch sẽ, cắt bỏ râu và ngâm cùng với nước muối.
Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn ngâm tôm với rượu trong khoảng 15 phút để con tôm được ửng đỏ và dễ dàng lên men hơn. Tôm sẽ được ủ với tỏi, riềng, ớt, muối đặt vào hũ và bịt kín. Mắm tôm Huế chín sẽ có màu đỏ, nước tôm sánh và có vị chua, cay mặn ngọt.
2.8. Mắm cà pháo – món mắm Huế dân dã mà cuốn hút lạ thường
Mắm cà pháo được làm từ cà pháo cùng một số nguyên liệu khác như ớt, muối, riềng... Cà pháo sẽ được người dân chế biến kỹ càng, cắt đôi và muối trong một khoảng thời gian nhất định. Khi mắm cà pháo chín, bạn sẽ cảm nhận được vị chua, cay hấp dẫn.
Bên cạnh đó, mắm cà pháo khi ăn sẽ có vị giòn rụm, ăn với cơm cực kỳ bắt miệng. Vào mùa thu hay mùa hè, bạn có thể thưởng thức mắm Huế này với cơm nóng hay canh rau...
>>> Mách bạn TOP 15 món quà lưu niệm Huế ý nghĩa nên mua
2.9. Mắm sò Huế
Đến Cố đô, thực khách đừng quên ghé qua chợ và thưởng thức món mắm sò Huế hay mua làm quà cho gia đình. Mắm được sản xuất chủ yếu tại vùng Lăng Cô. Theo nhiều người dân, chỉ có nơi đây mới có thể làm nên món mắm Huế trứ danh, đặc trưng này. Mắm sò sẽ được làm từ những con sò còn tươi sống, thơm ngon.
Tiếp theo đó, người dân sẽ ủ mắm kỹ càng trong chai thủy tinh lớn. Khi mắm Huế đã chia thành 2 phần (phần nước – phần bã mắm) thì đến lúc này bạn có thể thưởng thức. Mắm khi ăn sẽ có mùi thơm, vị chua cay và béo từ con sò.
2.10. Mắm nêm Huế
Trong bữa ăn của nhiều gia đình, mắm nêm Huế đã là một món ăn hay gia vị không thể thiếu. Mắm Huế được làm từ cá than, cá trích, cá sơn, cá nục… Đây là loại mắm phải ủ khá lâu, thông thường sẽ cần khoảng 3 tháng.
Mắm nêm sẽ có hai loại là mắm xay nhuyễn và mắm nguyên con. Loại mắm xay nhuyễn sẽ được phơi ủ dưới nắng kết hợp khuấy đều để cá được nhanh chín. Khi ăn mắm, bạn có thể bỏ thêm gừng, ớt, tỏi… để mắm Huế được ngon hơn.
>>> Xem thêm: Truy lùng 15 quán bún mắm nêm Huế ngon khó cưỡng
2.11. Mắm thính - món mắm Huế ăn một lần nhớ cả đời
Đây là loại mắm Huế được làm từ cá nục hay cá de. Vào mùa hè, cá nục sẽ xuất hiện nhiều, ngư dân đánh bắt những con cá tươi ngon nhất để làm mắm. Cá sẽ được mọi người sơ chế kỹ lưỡng rồi đem ủ cùng muối trong vại.
Từ khi làm tới khi chín khoảng 2 - 3 tháng, cá sẽ có vị thơm, mềm ăn cực kỳ bắt miệng. Các thực khách có thể ăn mắm thính cùng với cơm, chế biến cùng gia vị hoặc hấp trứng.
2.12. Mắm đu đủ
Đu đủ cũng là nguyên liệu được người dân tại Huế sử dụng để làm mắm. Mắm đu đủ cũng được muối khá giống với mắm cà pháo và mắm dưa. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị cay nồng từ ớt, giòn giòn từ đu đủ kết hợp vị chua nhẹ và thơm lừng.
Mắm đu đủ thường được người dân làm vào mùa mưa. Bạn có thể ăn mắm Huế này với cơm nóng, chế biến với cá, thịt hay nhiều món ăn khác tùy theo sở thích của từng gia đình.
Mắm Huế từ lâu đã trở thành một gia vị, một món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Mặc dù chỉ một hũ mắm bình dị, dân dã tuy nhiên nó đã khiến nhiều du khách không khỏi lưu luyến, yêu thích. Vì vậy, nếu có dịp tham quan thành phố Huế thơ mộng, các du khách đừng quên ghé chợ hay các địa điểm bán mắm mua về làm quà cho gia đình, bạn bè nhé!
Sau khi đã thưởng thức được hết các loại mắm Huế thơm ngon cũng như vi vu tại Cố đô, bạn hãy kết hợp đi Huế với du lịch Hội An. Hội An cũng là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách thập phương tới tham quan.
Và để thuận tiện di chuyển, bạn hãy đặt phòng nghỉ ngơi tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An và vui chơi quên lối về ở VinWonders Nam Hội An. Tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, du khách có thể nghỉ dưỡng tại phòng khách sạn đẳng cấp, villa xinh đẹp, thơ mộng, massage thư giãn với nhiều gói spa, liệu trình chăm sóc da. Ngoài ra, các thực khách có thể tha hồ trải nghiệm ẩm thực phong phú với các nhà hàng đẳng cấp. Bạn cũng có thể cùng gia đình xả stress tại VinWonders Nam Hội An với nhiều trò chơi hấp dẫn.