Nhắc tới các địa điểm du lịch Bình Định, chắc chắn Bảo tàng Quang Trung không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều du khách. Bảo tàng vua Quang Trung được thành lập với mong muốn lưu giữ hiện vật lịch sử. Bạn hãy tham khảo ngay các thông tin về bảo tàng ngay dưới đây nhé!
1. Giới thiệu về bảo tàng Quang Trung
1.1. Bảo tàng Quang Trung ở đâu?
Bảo tàng Quang Trung được xây dựng ngày 12 tháng 12 năm 1977 ở Khối I, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Bảo tàng được khánh thành mùng 1 tháng 2 năm 1979 nhân kỷ niệm 190 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 1979). Bảo tàng Quang Trung đối diện sông Côn, bao quanh đường tỉnh lộ 636, Quốc lộ 19B, đường Ngọc Hân Công chúa, đường Đống Đa, đường Nguyễn Nhạc và cách Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Tây Bắc.
Bảo tàng Quang Trung được xây dựng tại di tích quê hương ba anh em nhà Tây Sơn, bao quanh Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, Điện Tây Sơn. Bảo tàng còn lưu giữ một số yếu tố gốc như Vườn nhà cũ, Giếng nước xưa, Cây Me cổ thụ trên 200 năm tuổi cùng Lễ hội Đống Đa. Hiện nay, bảo tàng được đặt theo Tây Sơn Thái Tổ, Hoàng đế Quang Trung.
1.2. Ý nghĩa và giá trị của bảo tàng
Bảo tàng Quang Trung thờ và tưởng niệm anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử liên quan tới Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dấu tích ba anh em nhà Tây Sơn. Nơi đây còn có chức năng nghiên cứu, giáo dục khoa học lịch sử thông qua các hoạt động kiểm kê, bảo quản, trưng bày nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Hiện nay, Bảo tàng Quang Trung Bình Định là một trong những địa chỉ du lịch thu hút được đông đảo khách tham quan tìm hiểu về lịch sử nhiều nhất tại Việt Nam. Nơi đây cũng hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu tới ghé thăm, chiêm ngưỡng.
2. Thông tin liên hệ & giá vé Bảo tàng Quang Trung Tây Sơn
- Số điện thoại Bảo tàng Quang Trung Quy Nhơn: 0905473200
- Giá vé:
- Phí tham quan: Người lớn: 50.000 VND/lần/người (trong đó có 1.000 VNĐ phí bảo hiểm)
- Học sinh, sinh viên: 25.000 VND/lần/người (trong đó có 1.000 VNĐ phí bảo hiểm, áp dụng trẻ em từ 6 – dưới 15 tuổi, người cao tuổi có thể CCCD, HSSV có giấy nhà trường)
- Miễn phí với trẻ em dưới 6 tuổi thương binh, bệnh binh (có thẻ) và người khuyết tật
- Giá vé giữ xe: 3.000 VND/lượt (xe máy/mô tô); 15.000 VND/lượt (ô tô dưới 15 chỗ); 20.000 VND/lượt (ô tô 15 chỗ trở lên)
- Dịch vụ xem biển diễn nhạc võ: 400.000 VNĐ/suất (đoàn khách dưới 20 người); 20.000 VNĐ/người/suất (đoàn khách trên 20 người hoặc khách lẻ).
** Lưu ý: đây chỉ làm giá vé tham khảo, có thể thay đổi tùy thời điểm. Du khách có nhu cầu trải nghiệm địa điểm vui lòng liên hệ với bảo tàng để cập nhật giá mới nhất
>>> Tham khảo: Top địa điểm du lịch Quy Nhơn bạn không nên bỏ lỡ!
3. Hướng dẫn đường đi đến Bảo tàng vua Quang Trung
Để đến Bảo tàng vua Quang Trung du khách di chuyển từ thành phố Quy Nhơn, đi theo quốc lộ 19 hướng Tây Bắc hơn 42km. Du khách đến thị trấn Phú Phong – quê hương của 3 anh em Tây Sơn. Qua cây cầu Kiên Mỹ bắc ngang sông Côn với hai bên bờ nương dâu xanh mướt, nếp nhà sau rặng tre, bạn sẽ thấy quần thể di tích Bảo tàng Quang Trung gồm bảo tàng và đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.
>>> Tổng hợp 16 hãng taxi Quy Nhơn uy tín, chất lượng, giá cước hợp lý
4. Quần thể di tích Bảo tàng Quang Trung có gì hấp dẫn?
4.1. Khám phá kiến trúc bảo tàng
Nhìn về bề ngoài, Bảo tàng Quang Trung có các đường nét cổ, các hàng cột được nhắc lại có nhịp điệu, lớp mái cong khỏe khoắn mang đến sự hài hòa. Ngoài ra, Bảo tàng Quang Trung còn được tôn tạo, xây dựng và nâng cấp thêm để mang đến công trình đạt chuẩn cấp quốc gia. Quần thể di tích Bảo tàng Quang Trung bao gồm các hạng mục như:
- Nhà trưng bày: Với kiến trúc hiện đại và cổ kính cùng hệ thống mái lợp ngói âm dương tráng men như mái đình, chùa vào thế kỷ 18. Phía trước nhà trưng bày là tượng đài Hoàng đế Quang Trung oai phong, lẫm liệt.
- Nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn: Nơi đây chính là địa điểm biểu diễn võ thuật cổ truyền và trống trận Quang Trung phục vụ các du khách trong và ngoài nước. Nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn có không gian rộng rãi với việc bố trí dàn trống trận Quang Trung lên tới 12 chiếc.
- Nhà rông Tây Nguyên: Nhà rông tọa lạc trong khuôn viên bảo tàng với lưng tựa núi, hướng ra dòng suối trong xanh. Kiến trúc ở nhà rông được xây dựng theo nhà truyền thống của dân tộc Ba Na. Nhà cao 17m, rộng 9m, dài 19m và gồm có 6 cây đà dài 9m, 6 vì kèo và 12 cây cột cao 9m, đường kính 0.4m... Đây là công trình được UBND tỉnh Gia Lai xây tặng tỉnh Bình Định để ghi nhớ đóng góp tích cực của đồng bào Ba Na và dân tộc Tây Nguyên.
- Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt: Đền thờ Tây Sơn được khánh thành năm 1960 và tôn tạo vào năm 1998. Trong đền thờ, du khách sẽ thấy 3 bức tượng của các vị dũng tướng. Bên ngoài đền là cây me hơn 200 tuổi, giếng nước và cảnh quan thiên nhiên đã gắn bó với 3 anh em nhà Tây Sơn.
4.2. Chiêm ngưỡng những di vật thể trong khu Nhà trưng bày
Đến Bảo tàng Quang Trung, bạn đừng bỏ lỡ tham quan, chiêm ngưỡng nhiều di vật đặc biệt trong Nhà trưng bày. Nơi đây gồm có 9 phòng, trưng bày lên tới hơn 11.000 tư liệu, hiện vật xuyên suốt các thời kỳ của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung.
Những hiện vật ở Nhà trưng bày được đặt theo các chủ đề như “Bối cảnh lịch sử trước khởi nghĩa Tây Sơn”, “Quê hương và thời niên thiếu của cá thủ lĩnh Tây Sơn”, “Chuẩn bị khởi nghĩa” hay “Bày tỏ lòng biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung”...
4.3. Xem biểu diễn cổ truyền tại nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn
Nếu du khách vẫn đang thắc mắc bảo tàng Quang Trung có gì thì hãy đến xem biểu diễn cổ truyền tại nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn. Theo đó, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã sáng tạo, phát triển, hoàn thiện các môn võ cổ truyền Bình Định, nâng cao các bài quyền, côn, binh khí để truyền dạy cho nghĩa quân Tây Sơn.
Cũng chính vua Quang Trung đã đưa nhạc trống vào luyện tập, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, tạo các tác phẩm nhạc khí góp phần thắng lợi đánh tan 29 vạn quân Thanh, giải phóng thành công Thăng Long mùa Xuân năm Kỷ Dậu. Đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng dàn trống gồm 12 chiếc, tượng trưng cho 12 con giáp, mỗi bài trống gồm 3 hồi có âm hưởng nhạc tuồng.
Cụ thể, hồi Xuất quân có dùng khổ Trống khách với nhịp điệu chậm rãi, kêu gọi tập hợp lực lượng xuất phát lên đường. Hôi Xung trận – Phá thành sẽ dùng trống Tẩu mã với nhịp điệu nhanh, hùng mạnh, dồn dập, hào hùng thúc giục quan sĩ. Hồi Khải hoàn lại mang âm hưởng bài trống Ba bảy với nhịp điệu vui tươi.
4.4. Thưởng thức văn hóa cồng chiêng ở khu nhà rông Tây Nguyên
Đến Bảo tàng Quang Trung Bình Định, du khách còn có cơ hội thưởng thức văn hóa cồng chiêng ở khu vực nhà rông Tây Nguyên. Tại đây, du khách có thể hòa mình vào các tiết mục múa đặc sắc truyền thống của người dân tộc Tây Nguyễn và tham gia vào các trò chơi dân gian hấp dẫn. Đây cũng là một trong những điều mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch tại bảo tàng.
>>> Xem thêm: Hát bội Bình Định - nét đặc sắc của miền đất võ
4.5. Tham quan, dâng hương tại đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Đến đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt, du khách có thể tham quan, chiêm ngưỡng sắc phục của các quan văn, võ được lưu giữ lên tới hàng trăm năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy được 18 loại binh khí thô sơ của nghĩa quân Tây Sơn giúp họ chiến thắng 29 vạn quân Thanh hay trận đánh thành Quy Nhơn, trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
Trên bờ tường tại đền thờ còn được khắc tên, tuổi, quê quán các dũng tướng, quan văn dưới triều Tây Sơn. Việc chứng kiến sắc phục, sơ đồ trận chiến, tên tuổi các dũng tướng sẽ phần nào giúp du khách hình dung được hào khí Tây Sơn vào Tết Kỷ Dậu tháng 1 năm 1789.
4.6. Ngắm nhìn cây me cổ thụ trong khuôn viên đền thờ
Cây me cổ thụ trong khuôn viên đền được thân phụ anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc đích thân trồng cách đây hơn 200 năm. Cây me có tán lá che phủ 600m2, cao 24m, đường kính thân 1,2m, đường kính gốc 3,9m...
Cây me cổ thụ còn được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp bằng công nhận di sản vào năm 2011. Đây cũng là cây cổ thụ duy nhất ở Bình Định được công nhận di sản. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn, check in lưu giữ kỷ niệm khi đến với Bảo tàng Quang Trung Bình Định.
4.7. Uống nước, rửa mặt ở di tích giếng nước xưa
Giếng nước ngày xưa được ghép bằng đá ong, không có thành giếng, sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Theo ông Tô Đình Minh – người đã gắn bó với giếng nước thuở bé, ngày xưa cả làng Kiên Mỹ chỉ có mỗi giếng nước trong Điện thời Tây Sơn Tam Kiệt nên gọi là giếng làng. Nước ở trong giếng rất mát và trong. Mặc dù có những năm nắng hạn tuy nhiên giếng vẫn đầy nước.
Không chỉ có người dân nơi đây, du khách thập phương khi đến Bảo tàng Quang Trung cũng đều ra giếng uống nước, rửa mặt với niềm tin nhận được may mắn, sức khỏe và sự bình an. Nhiều người còn mang theo chai lọ, khấn xin múc nước đem về cho người thân gia đình uống. Theo những người cao niên tại đây, uống nước trong giếng sẽ được hưởng lộc tiên, uống mạch nguồn nơi sinh sống của Tây Sơn Tam Kiệt nên khỏe mạnh, bình an và may mắn.
>>> Bỏ túi: Quy Nhơn có gì chơi? 30 địa điểm du lịch thu hút hội cuồng chân
5. Lễ hội Đống Đa tại Bảo tàng Quang Trung
- Địa chỉ: Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
- Thời gian: Mùng 4 và mùng 5 Tết Âm lịch hàng năm
Hội Tết Đống Đa là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước. Ngoài nghi lễ, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như trống trận Tây Sơn, đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng, biểu diễn võ thuật Tây Sơn... Phần lễ hội sẽ được tổ chức tại điện Tây Sơn vô cùng tôn nghiêm, cờ lọng, nghi trượng rợp trời, chiêng trống...
Tiết mục võ thuật Tây Sơn sẽ có những nghệ nhân, võ sư, võ sĩ hàng đầu Bình Định như Lão mai độc thọ, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền, Lôi phong tùy hình kiếm hay các bài roi Roi Thái Sơn, Roi Hắc đảnh ô sơn... Phần nhạc võ Tây Sơn cũng là điều được người dân lẫn du khách mong đợi khi tham dự lễ hội Đống Đa. Tại đây, bạn có thể chứng kiến chiến trận Đống Đa hào hùng, hấp dẫn, có ngàn người thao diễn với cờ xí, chiêng trống, đồn lũy...
Ngoài ra, bạn sẽ cảm nhận được những tiếng binh khí, hò reo quân sĩ, súng nổ, voi gầm, ngứa hí cùng với tiếng trống lúc dồn dập, lúc khoan thai. Do đó, đến Bảo tàng Quang Trung vào thời điểm này, bạn đừng bỏ lỡ lễ hội Đống Đa với nhiều tiết mục ấn tượng, độc đáo trên.
6. Những lưu ý cần biết khi tham quan Bảo tàng
Khi tới Bảo tàng Quang Trung du khách nên lưu ý một số vấn đề sau để có một chuyến tham quan trọn vẹn, ý nghĩa:
- Bạn cần mua vé tham quan và đậu xe đúng nơi quy định.
- Du khách không nên mặc quần đùi, váy ngắn khi vào Điện thờ Tây Sơn.
- Hãy giữ trật tự, không la hét, hút thuốc hay xê dịch hiện vật trưng bày.
- Không hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên cây cỏ cũng như các vật dụng có trong khuôn viên bảo tàng.
- Bạn tuyệt đối không được đem chất cháy nổ, vũ khí và các vật dụng gây thương tích vào khu vực bảo tàng.
- Du khách chú ý không tự ý quay camera, chụp ảnh trong điện thờ hay bảo tàng.
Trên đây là tất cả các thông tin về Bảo tàng Quang Trung. Hy vọng rằng, với những gợi ý ở trên bạn đã biết được cách di chuyển tới bảo tàng cũng như hiểu rõ được kiến trúc, tham quan các địa điểm có trong khuôn viên. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được sống lại quá khứ lịch sử hào hùng, bất khuất. Đây cũng là cách để bạn tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc Quang Trung.
Thành phố Quy Nhơn Bình Định rất gần với Nha Trang Khánh Hòa. Do đó, du khách có thể kết hợp tour du lịch Quy Nhơn - du lịch Nha Trang. Và để thuận tiện di chuyển, nghỉ ngơi giữa các địa điểm, bạn có thể đặt phòng tại Vinpearl Nha Trang và vui chơi ở VinWonders Nha Trang.
Vinpearl Nha Trang sở hữu chuỗi khách sạn và resort sang trọng, đẳng cấp đáp ứng được nhu cầu của bạn về một kỳ nghỉ trong mơ. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức ẩm thực từ Á - Âu tại các nhà hàng; thư giãn, làm đẹp tại spa nghỉ dưỡng… Đặc biệt hơn, du khách còn có thể tham quan, trải nghiệm vui chơi với nhiều trò chơi thú vị ở VinWonders Nha Trang.