Bình Định được xem là cái nôi sản sinh nên nghệ thuật hát bội tại Việt Nam. Điểm đặc sắc ở hát bội Bình Định đó chính là sự hùng tráng kết hợp từ việc hát, múa và các động tác võ thuật điêu luyện. Có dịp du lịch Bình Định, bạn hãy thưởng thức môn nghệ thuật đặc sắc của miền đất võ.
1. Giới thiệu về nghệ thuật hát bội Bình Định
1.1. Nguồn gốc hát bội ở Bình Định
Nghệ thuật hát bội còn gọi là nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời nhà Trần (1226 - 1399) và thịnh hành ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Đây cũng là lý do giúp Bình Định trở thành "cái nôi" khi nhắc đến nghệ thuật hát bội.
Để đến được thành công như hiện tại, không thể không nhắc đến ông tổ Đào Duy Từ - người đặt nền móng cho các tuồng hát bội tại Bình Định và tổ chức nhiều đoàn hát, được phát triển và lưu truyền đến nay.
Đến cuối thế kỷ XVIII, hậu tổ Đào Tấn đã kế thừa các tinh hoa của nghệ thuật hát bội từ đó lập ra Học bộ đình - nơi dạy và trình diễn hát bội tại làng Vinh Thạnh, đồng thời là chủ biên trên 40 vở Hát Bội nổi tiếng. Ngày nay, hát bội Bình Định được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2684/QĐ-BVHTTDL ngày 25/8/2014.
>>> Tìm hiểu thêm: Bình Định thuộc miền nào? Văn hóa, ẩm thực có gì hấp dẫn?
1.2. Giá trị của nghệ thuật tuồng Bình Định
Ca từ hát bội phản ảnh những câu chuyện đời sống thường ngày gần gũi với con người như: tình vua tôi, gia đình, bạn hữu hay những vấn đề lịch sử gắn với cuộc đời những anh hùng dân tộc… Điểm chung của các tuồng hát bội đề răn dạy, giáo dục lễ nghĩa, cách đối nhân xử thế, phê phán những thói hư tật xấu và ca ngợi những điều tốt đẹp, cao cả. Do vậy, hát bội là một tiết mục không thể thiếu trong những dịp quan trọng hoặc tại các lễ hội, để cầu xin thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, hạn chế thiên tai và gặp nhiều may mắn.
2. Đặc điểm của loại hình hát bội Bình Định
2.1. Nội dung
Nghệ thuật hát bội Bình Định là lối hát có 8 sân khấu đấu lưng nhau tạo thành một sân khấu 8 mặt, cùng hát chung một tuồng. “Bội” nghĩa là nhân lên, gấp lên để sân khấu trở thành 8 tấm gương phản chiếu những cuộc đời thực.
Sân khấu hướng Tây Bắc thuộc cung Càn, biểu tượng cho Trời, tức sẽ dành cho vua, hoàng thân quốc thích cùng các quan đại thần thưởng lãm. Những cửa sân khấu còn lại sẽ dành cho các hạng tùy tùng theo thứ bậc, phẩm hàm và cho thứ dân.
>>> Xem thêm: Bỏ túi ngay đặc sản Bình Định ai thử cũng mê
2.2. Địa điểm & người tổ chức
Từ khi xuất hiện, nghệ thuật hát bội đã len lỏi khắp mọi làng quê tại Bình Định. Điển hình đó chính là qua các buổi hát lễ, hay còn gọi là hát thứ lễ được tổ chức bởi người có chức sắc trong vùng hoặc các đại hào, đại phú được thăng chức, làm được nhà lớn... nhằm tỏ lòng biết ơn.
Thường khi hát thứ lễ diễn ra, gia chủ sẽ phải chọn ngày giờ dựng rạp, làm lễ hát án, mặt trước của sân khấu là đôi câu liễn đối. Rạp hát được dựng ở nơi ruộng vườn hoặc trước đình chùa, miếu - nơi có mặt bằng rộng rãi cho người dân thưởng thức.
2.3. Hát & múa võ
Nghệ thuật hát bội Bình Định có hai yếu tố cơ bản gồm hát và múa võ. Người hát bội sử dụng lối hát nhấn nhá, giọng hát mang âm hưởng của tiếng địa phương, đồng thời kết hợp với các điệu múa võ cổ truyền Bình Định một cách hài hòa.
2.4. Đạo cụ
Để làm nên một vở hát bội đặc sắc, không thể thiếu sự hỗ trợ của các loại binh khí như song kiếm, song phủ, độc phủ, thương, đao, siêu côn… và những nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là trống. Do vậy, một nghệ sĩ hát bội đòi hỏi phải biết võ nghệ và sử dụng thuần thục các loại binh khí để mang võ thuật đời thường thành những hành vi giao tranh, chiến đấu đầy tính nghệ thuật trên sân khấu.
2.5. Trang phục & hóa trang
Nghệ thuật hát bội để phân biệt với các loại hình nghệ thuật dân tộc khác thường dựa vào cách hóa trang và trang phục biểu diễn của nghệ sĩ. Vì thường chúng rất cầu kỳ và được chuẩn kỹ lưỡng trước những vở diễn. Thông thường phục trang của các nhân vật trong nghệ thuật hát bội Bình Định gồm: áo giáp, áo thụng, áo đào văn, đai lưng... Người xem chỉ cần nhìn vào nhân vật là có thể biết được diễn viên đang diễn vai nào.
Song song đó, nghệ thuật hóa trang trong hát bội sẽ diễn tả diện mạo các nhân vật theo hình thức tượng trưng. Nghệ sĩ phải học hỏi để tự biết cách trang điểm, xây dựng dựng cho mình một mặt nạ theo từng vai diễn hay từng loại nhân vật.
- Phần nền da mặt trong hát bội Bình Định tượng trưng cho nhiều nhân vật khác nhau. Nếu phần nền da mặt màu đỏ son chỉ người anh hùng trung trinh tiết liệt thì màu trắng mốc chỉ những kẻ gian thần, dua nịnh. Màu xám nhợt là những người lớn tuổi, màu xanh ám chỉ người gian xảo mưu mô và màu đen tượng trưng cho người chất phác bộc trực, nóng nảy nhưng ngay thẳng, chân thực…
- Phần lông mày cũng là một đặc điểm nhận biết nhân vật đặc biệt trong hát bội. Trong đó, màu trắng sẽ thể hiện cho thần tiên, người cao tuổi, lông mày có nét mềm mại, đơn giản là người hiền. Nét lông mày ngắn thể hiện cho kẻ xu nịnh, gian xảo. Đối với kiểu nét lông màu có phần uốn lượn, bay múa thì thường chỉ những người kiêu ngạo, thẳng dốc hoặc có viền đỏ thể hiện cho người nóng tính.
3. Các vở hát bội nổi tiếng của Bình Định
Nghệ thuật tuồng ở Bình Định đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ và dần trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của nhân dân vùng đất này. Nếu bạn muốn khám phá và thưởng thức loại hình sân khấu cổ điển này, hãy tham khảo các vở hát bội nổi tiếng của Bình Định như: Sáng mãi niềm tin, Quang Trung đại phá quân Thanh, Sao Khuê trời Việt, Bùi Thị Xuân, Nàng Sơ-kun-tơ-la, Trời Nam, Cội nguồn, Mộng bá vương, hát bội Bình Định Tam hạ nam đường, Giang tả cầu hôn, Ngũ hổ, Phạm Công - Cúc Hoa, Ðông Lộ Ðịch, Hộ sanh đàn, Cổ Thành, Trầm Hương Các…
4. Địa điểm thưởng thức đặc sản hát bội Bình Định
Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có nhà hát tuồng Đào Tấn nằm ở số 590 Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn vẫn đang hoạt động, lưu giữ và trình diễn những vở hát bội cổ truyền.
Bên cạnh đó, còn có 12 đoàn hát bội không chuyên, liên tục trình diễn và truyền dạy loại hình nghệ thuật truyền thống này cho các thế hệ trẻ. Ngoài nhà hát tuồng Đào Tấn, bạn bạn có thể thưởng thức các buổi biểu diễn hát bội tại các hát án ở các làng chài trong lễ cầu ngư hoặc lễ Vía Bà ở xã Nhơn Phong, lễ hội Nước Mặn ở Phước Quang, Tuy Phước…
Trải qua nhiều thập kỷ, hát bội Bình Định vẫn luôn len lỏi và xuất hiện trong các ngày Tết đến, Xuân về hay các dịp quan trọng của người dân xứ Nẫu. Tuy loại hình nghệ thuật này khá kén người nghe và có phần còn xa lạ với giới trẻ, song hát bội vẫn được người dân Bình Định liên tục duy trì, thực hành và truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp. Nếu du lịch Quy Nhơn, du khách hãy thử thưởng thức loại hình nghệ thuật sân khấu đầy độc đáo này.
Bên cạnh việc khám phá bộ môn hát bội Bình Định, du khách cũng có thể tham quan những cảnh đẹp nổi tiếng và thưởng thức nền ẩm thực phong phú khi đến với Quy Nhơn. Đồng thời, để gia tăng sự trải nghiệm, du khách có thể kết hợp du lịch Nha Trang trong chuyến đi này. Thành phố biển Nha Trang chỉ cách Quy Nhơn khoảng 4 tiếng di chuyển, rất thuận tiện để bạn chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của miền Trung nắng gió.
Đến với Nha Trang, du khách đặt phòng lưu trú tại Vinpearl Nha Trang. Tại Vinpearl, bạn sẽ được trải nghiệm những giây phút nghỉ dưỡng thảnh thơi, tái tạo năng lượng đầy hứng khởi với không gian sang trọng, tiện ích đẳng cấp. Khu nghỉ dưỡng là tọa độ lưu trú lý tưởng để bạn và những người thân yêu tận hưởng một kỳ nghỉ cao cấp, riêng tư.
VinWonders Nha Trang cũng là một điểm đến mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với thành phố biển xinh đẹp này. Đây là công viên giải trí sở hữu nhiều trò chơi hấp dẫn phù hợp với mọi lứa tuổi mang đến cho bạn những phút giây nghỉ dưỡng tuyệt vời.
>>> Booking phòng Vinpearl Nha Trang từ bây giờ để nhận ngay nhiều ưu đãi hấp dẫn