Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Chiêm bái đền Bà Kiệu Hà Nội - Ngôi đền cổ trường tồn cùng thời gian

01/01/2024 14.385

Đền Bà Kiệu là một địa điểm tâm linh đặc biệt gắn với tín ngưỡng thờ mẫu của người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, nơi đây còn nổi tiếng với kiến trúc cổ kính độc đáo, mang trong mình giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Đền Bà Kiệu

Tìm hiểu lịch sử đền Bà Kiệu và đắm mình trong không gian thanh tịnh nơi đây sẽ là trải nghiệm thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ. Đặc biệt, ngôi đền nằm ở ngay trung tâm Thủ đô nên từ đây, bạn có thể dễ dàng khám phá hàng loạt điểm đến nổi tiếng khác trong cùng một chuyến du lịch Hà Nội.

1. Đền Bà Kiệu ở đâu?

Đền Bà Kiệu nằm tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nơi đây được xem là đất thiêng của Thủ đô, bởi trước mặt là hồ Gươm với tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, ngay gần đó có quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ghé thăm đền, du khách còn có thể tiện đường khám phá nhiều địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội.

2. Sự tích đền Bà Kiệu tại Hà Nội

Đền Bà Kiệu còn được gọi là Thiên Tiên Điện hay Huyền Chân Từ, là một trong những ngôi đền thờ Mẫu đầu tiên của Việt Nam. Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, vào niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 - 1628). Khi mới xây dựng, khu vực này chỉ có đền chính. Sau đó mới có thêm cổng Tam Quan vào cuối niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786) và quả chuông đồng năm năm Cảnh Thịnh thứ 8, thời Tây Sơn (1800).

Trải qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc hiện tại của ngôi đền chủ yếu là dấu tích từ lần cải tạo lớn vào năm 1864 (tức năm Tự Đức 17). Tuy nhiên đến năm 1891, người Pháp quyết định lấy đất làm đường xe điện nên dỡ bỏ sân trước và tòa tiền tế của đền Bà Kiệu. Thay vào đó là con đường quanh hồ Hoàn Kiếm với đoạn phố Đinh Tiên Hoàng chia tách khu đền chính.

Không ai biết tại sao lại gọi là đền Bà Kiệu, chỉ chắc chắn một điều rằng nơi đây thờ các vị nữ thần bao gồm: Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hai thị nữ Quỳnh Hoa - Quế Hoa. Về câu chuyện đền Bà Kiệu thờ ai, tích xưa kể rằng: Công chúa Liễu Hạnh vốn là con gái của Ngọc Hoàng, nhưng vì không may làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian. Khi hạ thế, nàng dạy dân chúng làm nông và xây dựng cuộc sống. Kết thúc thời gian đày ải, công chúa trở lại trời. Nhưng vì nhớ nhung trần gian mà nhiều lần nàng cùng các thị nữ đi xuống để tiếp tục giúp đỡ dân chúng.

Nhờ những công lao to lớn của mình, công chúa Liễu Hạnh được tôn vinh là một vị thánh, được dân chúng nhớ ơn và lập đền thờ phụng. Trong đó, Mẫu Liễu chính là một trong “Tứ Bất Tử” và được coi là bậc "Mẫu Nghi Thiên hạ", thuộc hàng “Đệ nhất Thượng đẳng thần” trong tâm thức tín ngưỡng dân gian.

Đền Bà Kiệu

>>> Xem thêm: List địa điểm đi chơi Hà Nội cho sinh viên mê check-in

3. Tham quan gì ở đền Bà Kiệu Hà Nội?

Với lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo, lại nằm ngay giữa trung tâm Thủ đô, đền Bà Kiệu trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách muốn khám phá quận Hoàn Kiếm có gì chơi. Đền được chia thành 2 phần bởi con phố Đinh Tiên Hoàng, trong đó khu vực đền chính nằm ở góc phố Lò Sũ, còn cổng tam quan nằm phía ven hồ Gươm.

3.1 Cổng tam quan ở ven hồ Hoàn Kiếm

Cổng tam quan của Đền Bà Kiệu nằm ở phía ven đường hồ Hoàn Kiếm, nhìn ra đền Ngọc Sơn. Nơi đây được xây dựng theo kiến trúc 3 cửa truyền thống, làm từ gạch kiểu tường hồi bít đốc, phía trên là mái lợp bằng ngói ta. Trước đây, du khách cần đi qua cổng tam quan để vào được khu thờ tự. Từ ngày làm đường xe điện, đền Bà Kiệu bị tách thành 2 nửa, ở giữa là con phố Đinh Tiên Hoàng (trước năm 1954 gọi là đại lộ Francis Garnier).

3.2 Khu đền chính nằm dọc góc phố Lò Sũ 

Nơi thờ tự chính của đền gồm 3 phân khu: nhà đại bái, phương đình và hậu cung. Khi đi dạo trên phố đi bộ, du khách có thể dễ dàng nhận ra vườn hoa đền Bà Kiệu ngay cạnh cổng Tượng đài Cảm tử. Đền chính gồm 3 phân khu khác nhau:

  • Nhà đại bái

Nơi đây được xây bằng gạch dạng 3 gian tương tự cổng tam quan nhưng kích thước lớn hơn. Vì vậy du khách tiếp tục gặp lối kiến trúc quen thuộc với tường hồi bít đốc và mái lợp ngói ta. Phần mái có kiến trúc mang đặc trưng phong cách thời Nguyễn. Bờ nóc dạng bờ đình, trên mái có hai tượng cá hóa rồng làm từ gốm men xanh, nghiêng vào bình nước thiêng đặt chính giữa.

Bên trong nhà đại bái của đền Bà Kiệu, các đầu dư đều được chạm trổ hình đầu rồng, thân nổi vân và đường triện. Từng bậc lát bằng phiến đá xanh xám kích thước lớn. Nổi bật giữa gian nhà là bộ khung lớn dựng từ 8 cột gỗ lim vững trãi, dưới kê đôn đá chắc chắn. Cột hiên bên ngoài có kích thước nhỏ hơn, dạng hình hộp chữ nhật. Điểm nhấn trong nhà đại bái là 4 bức tượng cá chép hoá rồng đặt trên xà và dưới diềm của 2 mái trước và sau.

  • Phương đình

Liền sau khu đại bái tiếp tục là một gian kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn, với 4 chân cột lớn kiểu phương đình và 2 tầng, 4 mái chạm khắc những nét hoa văn đậm chất truyền thống.

  • Hậu cung

Khu vực linh thiêng nhất của đền Bà Kiệu chính là Hậu Cung. Nơi đây là nếp nhà ngang xây gạch, lối kiến trúc đồng nhất với cổng và nhà đại bái với kiểu tường hồi bít đốc. Đối chiếu với bản đồ phố cổ Hà Nội thời hiện đại, khu vực này thuộc dãy phố Lò Sũ.

Tại gian hậu cung đền Bà Kiệu, tôn tượng các mẫu toạ lạc trong khám thờ lớn, được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo, thể hiện trình độ điêu luyện và sự khéo léo của thợ xưa. Ở lớp trên cùng là 3 pho tượng Thánh Mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thuỷ (còn gọi là Mẫu Thoải). Lớp dưới là tượng Công chúa Liễu Hạnh và 2 tiên nữ Quỳnh Hoa, Quế Hoa.

Bên ngoài khám thờ có tôn tượng nhỏ của 2 cô và 2 cậu. Ở 2 bên là khám thờ Bà Chúa Thượng Ngàn bên trái và Chầu Thủ đền bên phải. Các gian bên Hậu cung có bàn thờ các vị nam thần phổ biến trong đền Mẫu, gồm: Ngọc Hoàng và Ngũ vị tôn ông. Tượng các ngài được tạc kích thước nhỏ, có từ thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn.

Đền Bà Kiệu

>>> Bỏ túi: List 13 địa điểm vui chơi Hà Nội buổi tối thú vị và lãng mạn nhất 2023

4. Lưu ý khi ghé thăm đền Bà Kiệu

Khi ghé thăm đền Bà Kiệu, để việc tham quan, tìm hiểu được thuận lợi và đảm bảo tính tôn nghiêm, du khách cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ban quản lý di tích không thu vé vào cửa. Du khách có nhu cầu thuyết minh về đền Bà Kiệu thì có thể đăng ký tại bàn đón tiếp khách.
  • Giờ mở cửa đón khách: sáng từ 08:00 - 11:30, chiều từ 13:30 - 16:30.
  • Nếu đến vào ngày rằm hoặc dịp lễ hội đền Bà Kiệu (ngày 6/3 âm lịch hàng năm), để vào khu thờ tự, du khách có thể đi vào từ cửa trước. Còn các ngày thường cần đi từ mặt phía sau của đền (phía cửa phố Lò Sũ, qua hàng quán).
  • Trang phục cần phù hợp với thuần phong mỹ tục, không gây phản cảm.
  • Không tự ý thắp hương hay đặt tiền lễ, khi hoá vàng mã cần thực hiện đúng nơi quy định.
  • Giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, không xâm phạm làm hư hại di tích, thực hiện các quy tắc ứng xử nơi công cộng, tự bảo quản tư trang cá nhân.
  • Cần tìm hiểu thêm thông tin, hỏi về văn khấn đền Bà Kiệu hay có nhu cầu khác, du khách có thể liên hệ với ban quản lý tại văn phòng hoặc bàn tiếp đón và tuân theo chỉ dẫn của người phụ trách khu di tích.

5. Kết hợp tham quan các điểm đến gần đền Bà Kiệu

Từ di tích đền Bà Kiệu, du khách có thể dễ dàng đi bộ tới hàng loạt địa điểm nổi tiếng khác gần khu vực hồ Hoàn Kiếm. Trong đó phải kể tới: cầu Thê Húc, phố Tạ Hiện, Nhà hát Lớn Hà Nội, phố Hàng Mã và 36 phố phường.

Để hành trình khám phá Thủ đô thêm đặc sắc, ngoài các điểm đến ngoài trời, bạn có thể ghé thăm các trung tâm thương mại Hà Nội để trải nghiệm đa dạng hoạt động giải trí và ẩm thực nơi đây. Trong đó, cách đền Bà Kiệu không xa là trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City tại số 458 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. 

Tại đây, VinKE & Vinpearl Aquarium chính là điểm vui chơi hấp dẫn mà du khách không nên bỏ lỡ, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Trong đó, mỗi nơi lại có những đặc trưng riêng:

  • VinKE là “thiên đường” giải trí độc đáo, bao gồm hàng loạt trò chơi vận động thú vị, hấp dẫn các bạn nhỏ. Đặc biệt là khu hướng nghiệp bổ ích, cho trẻ vừa học vừa chơi và có những giây phút trải nghiệm thú vị.
  • Thủy cung Times City Vinpearl Aquarium như một đại dương sinh động ngay trong lòng đất. Ngoài chiêm ngưỡng hơn 30.000 sinh vật biển từ khắp nơi trên thế giới, du khách tới đây có thể tham gia trải nghiệm làm quen với bò sát, ngắm bầy chim cánh cụt ăn hay thưởng thức show nàng tiên cá đặc sắc.
Đền Bà Kiệu

>>> Nhận ngay ưu đãi khi booking vé vui chơi VinKE & Vinpearl Aquarium tại đây

Với giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch sử và tín ngưỡng, đền Bà Kiệu được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1994, trở thành niềm tự hào của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Vì vậy nếu muốn tìm hiểu thêm về đời sống tinh thần của người dân Thủ đô, hay đơn giản là tận hưởng không gian tĩnh lặng trong thế giới tâm linh đặc biệt, đền Bà Kiệu sẽ là một điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ.

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn