Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Đền Quán Thánh - biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long Hà Nội

17/01/2024 20.963

Đền Quán Thánh là nơi thờ bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ cao gần 4m, nặng tới 4 tấn được công nhận là bảo vật quốc gia. Không chỉ có vậy, nơi đây còn chứa đựng nhiều bảo vật lịch sử quý hiếm từ cách đây hơn 3 thế kỷ.

Đền Quán Thánh

Nếu là một người yêu thích du lịch tâm linh thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những ngôi chùa, ngôi đền cổ kính nổi tiếng Hà Nội như chùa Trấn Quốc, đền Bạch Mã, chùa Một Cột… Trong số đó, một biểu tượng văn hoá tâm linh của mảnh đất Kinh Kỳ đã đi vào sử sách chính là đền Quán Thánh. Cùng tham quan ngôi đền linh thiêng này và khám phá những giá trị văn hoá, lịch sử độc đáo phía sau trong bài viết dưới đây!

1. Đền Quán Thánh ở đâu? Giờ mở cửa & giá vé tham quan

Địa chỉ

Số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Giờ mở cửa 

Các ngày trong tuần: 8h - 17h
Ngày mùng 1 và ngày 15 Âm lịch hàng tháng: 6h - 20h 
Mở cửa xuyên đêm vào đêm giao thừa để phục vụ nhu cầu lễ bái, cầu an của người dân.

Giá vé tham quan

10.000VNĐ/người. Lưu ý: Miễn phí đối với trẻ nhỏ. 


Đền Quán Thánh Hà Nội không chỉ là nơi để mọi người đến cầu bình an, may mắn mà còn trở thành địa điểm du lịch ấn tượng đối với du khách mỗi khi đến du lịch Hà Nội. Di tích lịch sử chùa Vạn Niên, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ… và rất nhiều đền chùa khu vực Hồ Tây cùng với đền Quán Thánh đã góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, hài hoà cho Thủ đô. Bên cạnh đó còn chứa đựng biết bao giá trị văn hoá tâm linh quý báu. 

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh là một trong Thăng Long tứ trấn gồm 4 ngôi đền: 

  • Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc
  • Đền Kim Liên trấn giữ phía Nam
  • Đền Voi Phục trấn giữ phía Tây
  • Đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông. 

Để di chuyển đến tham quan đền Quán Thánh, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, taxi, xe bus, Grab… Đền nằm trong khu vực trung tâm thành phố nên rất dễ tìm và di chuyển cũng vô cùng thuận tiện. 

Nếu đi bằng xe bus, du khách có thể đi xe các tuyến số 14, 33 hoặc 50. Đây đều là những tuyến xe có điểm dừng rất gần đền Quán Thánh, chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến nơi. 

>>> Mách bạn: Gợi ý các địa điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội ở đâu hấp dẫn và đi - về trong ngày     

2. Đền Quán Thánh thờ ai? Lịch sử đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - một trong 4 vị thần được lập đền thờ để trấn giữ 4 cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa. 

Theo những ghi chép được tìm thấy trên các văn bia và tài liệu sử sách, đền Quán Thánh được xây dựng vào đầu thời nhà Lý. Đền được trùng tu và cải tạo nhiều lần vào các năm 1677, 1768, 1838, 1841, 1856, 1893. 

Đến thời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc giao cho con là Trịnh Căn di tạo pho tượng Thánh Trấn Vũ và Trấn Vũ Quán. Lúc bấy giờ, nghệ nhân Vũ Công Chấn là người trực tiếp chỉ đạo đúc pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng hun để thay thế cho pho tượng làm bằng gỗ trước đó. 

Đền Quán Thánh

Đến năm 1794, dưới thời vua Cảnh Thịnh, Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ đã cho đúc thêm một chiếc khánh lớn làm bằng đồng để đặt ngay tại chính điện. Trong một lần đi tuần thú Bắc Thành, vua Minh Mạng đã đổi tên đền thành Chân Vũ Quán. Cái tên “Chân Vũ Quán" được tạc lại bằng chữ Hán đặt trên nóc cổng tam quan. Tuy nhiên, bên trong Bái đường vẫn để bức hoành có tên Trấn Vũ Quán. 

Vua Thiệu Trị đã ghé thăm đền Quán Thánh và ban tặng tiền để đúc vòng vàng đeo lên pho tượng của Thánh Trấn Vũ vào năm 1842.

Ngày nay, Đền Quán Thánh vẫn được biết đến với hai tên gọi khác nhau là Đền Quán Thánh và Trấn Vũ Quán. Chữ “Quán" nằm trong cụm từ “Đạo Quán", là nơi thờ tự của Đạo Giáo. 

Đầu năm 1962, Đền Quán Thánh cùng với chùa Trấn Quốc vinh dự được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Đền Quán Thánh

>>> Xem thêm: Chiêm bái Đền Bà Kiệu Hà Nội - Ngôi đền cổ trường tồn cùng thời gian

3. Khám phá kiến trúc đền Quán Thánh Hà Nội 

Kiến trúc đền Quán Thánh bao gồm tam quan, tiền đế, trung đế, sân bái và hậu cung, được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Trung Quốc.

  • Cổng ngoài của đền tọa lạc trên mặt đường Thanh Niên với thiết kế cột trụ là bốn con phượng hoàng đấu lưng và con nghê nằm trên đỉnh. Xung quanh cột trụ khắc hình cá hoá rồng, mãnh hổ hạ sơn và các cặp câu đối đỏ vô cùng nổi bật.
  • Phía sau cổng ngoài là tam quan gồm 2 tầng và 3 cửa. Điểm đặc biệt là tại cổng giữa tam quan có đắp nổi hình tượng thần Rahu - một vị thần Ấn Độ. Chi tiết này thể hiện phần nào sự hội nhập tín ngưỡng của người Việt đã có từ ngàn xưa. Bên cạnh đó, tại gác tam quan chính có đặt một quả chuông đồng được đúc từ đời vua Lê Hy Tông năm 1677. Đây chính là tiếng chuông đã đi vào ca dao, thơ ca Việt Nam “Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương"
Đền Quán Thánh
  • Đi qua cổng tam quan sẽ đến nhà bia với nhiều văn bia tạc khắc lưu lại các thời điểm trùng tu đền. Phía sau nhà bia là đền thờ liệt sỹ được xây dựng theo dạng phương đình. Bên trong là ban thờ và ảnh các chiến sĩ đã hy sinh thân mình trong chiến tranh ở khu vực đền Quán Thánh. 
  • Khu vực sân bái là nơi sắp xếp, bày biện lễ vật. Trước bái đường có bàn để chuẩn bị đồ lễ và hai lư hương lớn. Ở hậu cung có đặt bảng giới thiệu về tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ. Bên hiên bái đường điêu khắc hình tượng cá hóa rồng, tượng hổ xuống núi. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo bậc nhất Việt Nam. Công trình chứng tỏ và khẳng định nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng điêu luyện của người Việt từ cách đây hơn 3 thế kỷ.
Đền Quán Thánh

Tại nhà bái đường cũng có một pho tượng bằng đồng đen nhưng nhỏ hơn. Trong đền Quán Thánh còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc từ thời chúa Trịnh. Các hình tượng trong đền đều được điêu khắc một cách tỉ mỉ, tinh xảo, mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời nhà Lê. 

>>> Tìm hiểu thêm: 15+ địa điểm đi chơi Hà Nội cho sinh viên “mê” check-in 

4. Các trải nghiệm nên thử khi đến đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh không chỉ là nơi cầu bình an, may mắn của người dân Thủ đô mà còn là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng hấp dẫn du khách. Đến đền Quán Thánh, du khách có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động tín ngưỡng sau đây:

4.1. Lễ Tứ Trấn theo tuần tự Đông - Tây - Nam - Bắc

Theo phong tục người Việt, hoạt động đi lễ Tứ Trấn được diễn ra hàng năm theo tuần tự Đông - Tây - Nam - Bắc. Tại đền Quán Thánh, thứ tự lễ lần lượt là cổng tam quan, sau đó đến gian thờ đặt tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và cuối cùng là hậu cung ở phía sau. Mọi người chuẩn bị đồ lễ có thể là đồ mặn hoặc đồ chay, mâm lễ giống với mâm lễ đi chùa cầu may hàng tháng. Bên cạnh đó là chuẩn bị thêm tiền vàng và tiền mặt để đặt vào hòm công đức. 

Đền Quán Thánh

4.2. Tham gia lễ hội đền Quán Thánh đặc sắc

Lễ hội đền Quán Thánh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra với rất nhiều hoạt động tín ngưỡng và nghi lễ đặc sắc. Ngoài ra, vào các ngày mùng 1, ngày Rằm hàng tháng hoặc các dịp Lễ Tết, đền Quán Thánh cũng mở cửa muộn hơn để đón tiếp người dân cũng như du khách đến tham quan, chiêm bái, cầu tài lộc, may mắn, bình an…

Đền Quán Thánh

>>> Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2 ngày 1 đêm VUI HẾT CỠ  

4.3. Tham quan các địa điểm nổi tiếng khác gần đền Quán Thánh

Sau khi tham quan, lễ bái tại đền Quán Thánh, du khách cũng có thể ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng khác khá gần với đền như:

Cách đền Quán Thánh không xa, du khách có thể “bung xõa" hết mình với vô vàn hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn tại TTTM Vincom Mega Mall Times City. Tại đây có một khu vui chơi giáo dục hướng nghiệp và thuỷ cung VinKE & Vinpearl Aquarium vô cùng lý tưởng. 

Là một trong số những thuỷ cung hiện đại nhất Việt Nam với diện tích lên đến 4.000m2, thủy cung Times City đang là “nhà" của hàng chục nghìn sinh vật biển khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đền Quán Thánh

Đến đây, du khách có thể thỏa sức check-in tại các phân riêng như khu các nước mặn, khu các nước ngọt, khu hang động - bò sát và khu trưng bày mẫu vật. Cùng với đó là rất nhiều các hoạt động trải nghiệm thú vị và các show biểu diễn hấp dẫn: nàng tiên cá, cho cá ăn, ngủ đêm dưới lòng đại dương… 

Đền Quán Thánh

Khu vui chơi dành cho gia đình và trẻ em VinKE cũng rất được yêu thích. Các bé sẽ có cơ hội hoá thân thành bác sĩ, chú công an, lính cứu hoả, đầu bếp… để trải nghiệm và có thêm kiến thức về những nghề nghiệp tương lai. Bên cạnh đó là thỏa thích vui chơi tại khu trò chơi hiện đại. 

>>> Booking vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium để vui chơi hết mình và đem về những tấm hình “sống ảo" siêu đỉnh!

Trong hành trình khám phá văn hoá lịch sử, tâm linh và tín ngưỡng Thủ đô, sẽ thật thiếu sót nếu du khách bỏ qua đền Quán Thánh. Ngôi đền là di tích có giá trị cao về nghệ thuật - lịch sử và đồng thời góp phần tô điểm cho vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng của Hà Nội. Do vậy hãy thêm đền Quán Thánh vào lịch trình du lịch Hà Nội bạn nhé!

*Thông tin trong bài mang tính chất tổng hợp và tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm. Nếu đang có kế hoạch tới trải nghiệm địa danh này, du khách vui lòng liên hệ trực tiếp với cơ sở để cập nhật thông tin mới nhất!

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn