Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Staynfun
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

19 ngôi chùa Hà Nội đẹp và linh thiêng, thu hút nhiều du khách

23/01/2024 88.968

Viếng thăm chùa Hà Nội từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người dân Thủ đô. Nơi đây có rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh thiêng mà bạn nên check in một lần.

chùa Hà Nội

Chùa Hà Nội là địa chỉ để người dân Thủ đô và du khách thập phương đến cầu an, cầu duyên. Tham quan chùa, bạn không chỉ cảm nhận được sự an nhiên, thanh tịnh mà còn ngắm nhìn những kiến trúc độc đáo từ xa xưa. Du lịch Hà Nội, nếu bạn đang tìm những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng thì hãy tham khảo bài viết này.

1. Chùa Một Cột - ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội 

  • Vị trí: Phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Nhắc đến chùa Hà Nội, bạn không thể bỏ qua chùa Một Cột. Nổi tiếng là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á, chùa Một Cột là điểm đến tâm linh quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Tìm hiểu địa điểm ngàn năm tuổi này, bạn sẽ ngạc nhiên trước những giá trị lịch sử và vẻ đẹp kiến trúc mà ngôi chùa mang lại. Chùa được xây dựng từ năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông.

Qua thời gian, chùa Một Cột Hà Nội đã trải qua không ít lần trùng tu và phục dựng vào các triều đại. Năm 1954, chùa bị quân Pháp phá hủy trước khi rút khỏi Hà Nội. Đến năm 1955, Nhà nước đã tái dựng chùa theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. 

Ngôi chùa Hà Nội này là công trình đỉnh cao với nghệ thuật thiết kế, điêu khắc, chạm gỗ và hội họa mang đậm văn hóa dân tộc. Toàn bộ chùa được đặt chồng lên một cột đá lớn, mang dáng dấp của một đài sen. 

Ấn tượng nhất ở phần mái ngói cổ, có sự kết hợp của "Lưỡng xảo" - hình đao cong, phía trên là hình rồng. Thiết kế vừa thể hiện được sự uy nghiêm, thần thánh, vừa mang nét trí tuệ và phẩm chất của con người đất Việt. 

>>> Xem thêm: [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua

chùa Hà Nội

2. Chùa Trấn Quốc - chùa đẹp ở Hà Nội

  • Vị trí: 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ

Đến thăm đường Thanh Niên, bạn sẽ ấn tượng trước ngôi chùa Trấn Quốc cổ kính. Có vị trí nằm trên gò đất được bao quanh bởi làn nước xanh biếc, ngôi chùa đứng sừng sững với nhiều kiến trúc độc đáo.

Nhìn từ trên cao, ngôi chùa Hà Nội này có dạng hình chữ Công với 3 phần chính: Thượng điện, Tiền đường và Nhà Thiêu hương. Ngoài ra, Cửu phẩm liên hoa hay Bảo tháp cũng là những điểm nhấn trong tổng thể công trình. 

Được biết, chùa Trấn Quốc Hà Nội được xây dựng từ thời Tiền Lý (thế kỷ thứ 6). Trải qua thời gian, ngôi chùa đã nhiều lần được tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên tắc kết cấu và kiến trúc thuần Phật Giáo.

Nơi đây thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Bà Quan Âm. Ngoài ra, chùa còn có ban thờ Quan Vũ, Quan Bình, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả.

chùa Hà Nội

Là ngôi chùa Hà Nội cổ, chùa Trấn Quốc thu hút đông du khách và các Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Đặc biệt là các ngày mùng 1 và 15 hàng tháng hay dịp tết Nguyên Đán. 

Du khách có thể đến chùa vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nếu muốn tận hưởng cảm giác thanh tịnh, bình an thì bạn nên đến vào ngày thường. Còn nếu muốn vãn cảnh, check in thì sáng sớm hoặc chiều tà khi hoàng hôn buông xuống là khung giờ lý tưởng nhất.

chùa Hà Nội

3. Chùa Hà - chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng

  • Vị trí: Ngõ 86 Phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhắc đến chùa Hà Nội cầu duyên linh thiêng nhất, bạn không thể bỏ qua chùa Hà. Đây là địa điểm "ruột" của dân FA. Không chỉ mùng một, ngày rằm hay đầu năm mới mà dường như quanh năm, chùa Hà Hà Nội lúc nào cũng đông người ra vào. 

Các tín đồ độc thân tìm đến đây mong thoát cảnh cô đơn, các cặp đôi yêu nhau cầu tình yêu thêm bền chặt. Còn người lớn tuổi cầu cho con cháu có nhân duyên tốt đẹp.

Chùa Hà còn được gọi là Thánh Đức Tự, cùng với đình Bối Hà hợp thành cụm di tích Đình - chùa Hà. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa Hà Nội này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, thanh tịnh. 

Chùa được thiết kế riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Ngoài cầu tình duyên, người dân đến đây còn cầu bình an, vạn sự hạnh thông trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu. 

>>> Tìm hiểu thêm: Danh sách 20 bảo tàng ở Hà Nội nổi tiếng, thu hút du khách 2024

chùa Hà Nội

4. Chùa Láng Đống Đa Hà Nội

  • Vị trí: 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Check in chùa Hà Nội, bạn không thể bỏ qua chùa Láng.  Địa điểm từng được xem là “Đệ nhất tùng lâm” của thành Thăng Long xưa.

Chùa Láng có tên gọi là Chiêu Thiền Tự, được xây dựng vào thời Lý. Trải qua nhiều đợt trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được kiến trúc ban đầu, với vẻ bề thế, cân xứng, hài hòa với không gian xung quanh. 

Đến thăm chùa Láng Hà Nội bạn sẽ mê mẩn trước kiến trúc hoài cổ nơi đây. Ngôi chùa mang nét nghệ thuật của thời Lý. Bên trong có nhiều bức tượng lớn nhỏ, điển hình là tượng vua Lý Thần Tông ngự trên ngai vàng và tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh được làm từ mây và phủ sơn bên ngoài.

chùa Hà Nội

Bên cạnh đó, ngôi chùa Hà Nội này còn lưu giữ khoảng 15 tấn bia đá, được đánh giá là kiệt tác của thời nhà Lê. Chỉ cần bước vào sân chùa, bạn sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng, bình yên khác xa với phố xá tấp nập bên ngoài.

Lễ hội chùa Láng được mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, chính là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Vào ngày này, người dân địa phương thường về chùa để khai hội, làm lễ rước kiệu thánh từ chùa Láng sang chùa Hoa Lăng, nơi thờ thân mẫu của Ngài. 

Bên cạnh phần lễ đặc sắc, chùa còn tổ chức các trò chơi dân gian như: bịt mắt đập niêu, ô ăn quan, thi thổi cơm,... mang đến không khí vui vẻ, đậm chất làng quê Bắc Bộ.

chùa Hà Nội

5. Chùa Bộc - chùa Hà Nội gắn liền với chiến thắng lịch sử

  • Vị trí: Số 14 phố Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Bộc Hà Nội là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân Thủ đô và du khách thập phương. Nơi đây ghi dấu chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc chiến chống quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu. 

Ngôi chùa Hà Nội này vốn có tên là chùa Sùng Phúc. Theo thông tin được khắc trên bia đá năm 1676, chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, dưới thời vua Lê Hy Tông. Kiến trúc của chùa bao gồm Cổng Tam Quan, Điện Tam Bảo, gian thờ Tổ, thờ Mẫu, khuôn viên và các gò. 

Bên cạnh tấm bia được tạc từ năm 1676, ghi lại lịch sử hình thành và các sự kiện lịch sử liên quan thì chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý như tượng Phật, bia năm Chính Hòa thứ 7 (1686), bia năm Quang Trung thứ 5 (1792) và quả chuông đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ 8 (1800), lò đúc tiền, các bức hoành phi, câu đối từ thời Tây Sơn.

chùa Hà Nội

Chùa Bộc không chỉ thu hút người dân và du khách đến lễ bái cầu bình an vào những ngày rằm, lễ Tết. Nơi đây còn là điểm dâng hương cho lễ hội Gò Đống Đa ( ngày 5 Tết Âm lịch hằng năm) để tưởng nhớ về trận chiến Ngọc Hồi lừng lẫy của dân tộc 

Trong lễ hội có rất nhiều hoạt động như: màn rước kiệu, múa rồng, dâng hương tại điểm chùa, chương trình văn nghệ sử thi cuốn hút.

chùa Hà Nội

6. Chùa Pháp Vân

  • Vị trí: thôn Phù Ninh, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội

Tiếp tục một ngôi chùa Hà Nội được xây dựng dưới thời Lý là chùa Pháp Vân. Chùa được xây theo hình chữ Công, gồm 100 gian bề thế, trước mặt là khoảng sân rộng trải dài thoáng đãng. 

Không giống những ngôi chùa Hà Nội khác, kiến trúc chùa Pháp Vân được bắt đầu từ cổng Ngũ Môn. Tổng thể chùa bao gồm: tiền đường, hậu đường, khu nhà 5 gian Tam Bảo và tòa Thủy Đình. 

Hiện nay, bên trong chùa đang thờ 116 tượng Phật được chạm khắc tinh xảo. Những pho tượng này có niên đại từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX.  Dọc 2 bên hành lang của chùa Pháp Vân còn thờ nhiều vị Thập Bát La Hán. 

Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều món vật cổ như: khánh đồng, chuông đồng, các thần phả và sắc phong, 3 tấm bia đá và nhiều pho tượng gỗ quý. 

Hằng năm, chùa Pháp Vân Hà Nội tổ chức không ít những lễ hội, nghi thức gắn sát với truyền thuyết và Pháp Vân. Trong đó, nổi trội nhất là hội Nâng Phan.  

>>> Tham khảo: Du lịch tâm linh gần Hà Nội ở đâu hấp dẫn và đi - về trong ngày?

chùa Hà Nội

7. Chùa Phổ Quang 

  • Vị trí: Làng Tình Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội

Nếu có dịp ghé thăm phường Giang Biên, Long Biên, bạn đừng bỏ qua chùa Phổ Quang. Ngôi chùa Hà Nội linh thiêng này là một di tích lịch sử văn hóa thời Trần xuất hiện cách đây 800 năm, do Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử thành lập. 

Giống như nhiều ngôi chùa ở làng quê Bắc Bộ, chùa Phổ Quang có khu vực đình để thờ hoàng làng và thờ Phật. Trải qua nhiều lần trùng tu và những biến động lịch sử, chùa ngày nay không còn mang hình dáng cũ ban đầu nhưng vẫn còn hệ thống tượng tròn ở hiên chùa rất có giá trị nghệ thuật. 

Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của ngôi chùa Hà Nội cổ. Kiến trúc chùa bao gồm: Tam quan, chùa chính, 5 gian Nhà mẫu, 5 gian nhà khác. Chùa Phổ Quang Hà Nội còn lưu giữ một số pho tượng Phật quý giá như: Tương An Nan, Ca Diếp, tượng Tam Thế, tượng A Di Đà.

Ngôi chùa Hà Nội này là điểm đến của rất nhiều Phật tử lui tới chiêm bái. Hằng năm, nơi đây tổ chức triển khai rất nhiều những hoạt động Phật giáo lớn như: Lễ Thượng Nguyên ( ngày 15 tháng 01 âm lịch), Lễ Phật Đản (ngày 15 tháng 7 âm lịch), Vía Đạt Ma sư tổ (ngày 05 tháng 10 âm lịch), Lễ Hạ Nguyên (ngày 15 tháng 10 âm lịch).

chùa Hà Nội

8. Chùa Hương - chùa linh thiêng ở Hà Nội

  • Vị trí: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 70km, có một ngôi chùa được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động", đó là chùa Hương. Đây là điểm đến tâm linh non nước hữu tình thu hút rất đông du khách đến tham quan, dâng hương mỗi năm.

Chùa Hương được thành lập vào thời vua Lê Huy Tông (1680 - 1704), gắn liền với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Ba trong nhân gian. Ngôi chùa Hà Nội này là một quần thể lớn gồm các chùa, đền, miếu thờ khác nhau. 

Khi đến chùa Hà Nội nổi tiếng linh thiêng này, bạn không thể bỏ qua những địa điểm tham quan hàng đầu như: Bến đục chùa Hương, suối Yến, đền Trình, động Hương Tích... Trong đó suối Yến là một điểm nhấn khiến ai cũng mê mẩn.

chùa Hà Nội

Du ngoạn trên con thuyền nhỏ, du khách được ngắm nhìn cảnh vật xung quanh với những cánh đồng lúa ngút mắt, những ngọn núi đá vôi lởm chởm đến tận chân núi Hương. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng nhìn thấy bên trái núi Phượng Hoàng và núi Đôi Chèo. Bên phải là núi Ngũ Nhạc và Đền Trình nơi du khách dừng chân thắp hương cho Thần Núi.

Bạn có thể đến chùa Hương Hà Nội vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội nơi đây thu hút du khách hơn cả. Đây là một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất sau Tết Nguyên Đán ở miền Bắc Việt Nam. 

Thời gian lễ hội chùa Hương kéo dài từ ngày 06 tháng Giêng âm lịch đến ngày 06 tháng 3 âm lịch. Nhưng lễ hội chính diễn ra từ ngày 15 - 20 tháng 2 âm lịch.

chùa Hà Nội

9. Chùa Quán Sứ

  • Vị trí: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tìm hiểu những ngôi chùa Hà Nội đẹp, linh thiêng thì du khách nhất định phải check in chùa Quán Sứ. Ngôi chùa có niên đại hàng trăm năm, là điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương. 

Tọa lạc ngay trung tâm Hà Nội, chùa Quán Sứ cũng là địa điểm hành hương lớn của các tăng ni, Phật tử và khách du lịch khi đến Thủ đô. Ngôi chùa Hà Nội này được thành lập vào khoảng thế kỷ XIV - XV, nổi tiếng là một trong những danh lam cổ tự bậc nhất ở Hà Thành. 

Qua thời gian, chùa đã nhiều lần tu sửa và xây dựng. Ngày nay, công trình chùa bao gồm các hạng mục: tam quan, chính điện, thư viện, tăng phòng, giảng đường và nhà khách. Đến đây, bạn sẽ thấy tổng thể chùa Quán Sứ Hà Nội là sự kết hợp tinh hoa kiến trúc từ các ngôi chùa lớn ở miền Bắc, tuân theo bố cục "nội Công ngoại Quốc".

chùa Hà Nội

Ngoài những pho tượng lớn, thếp vàng lộng lẫy, ngôi chùa Hà Nội này còn lưu trữ nhiều tài liệu, thư tịch Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Phật giáo lớn nhất Việt Nam. Du khách có thể đến chùa Quán Sứ vào bất cứ thời điểm nào. 

Vào các ngày mùng 1, ngày rằm hay dịp lễ Tết, các Phật tử và du khách thường về đây để cầu bình an, sức khỏe, may mắn, vạn sự hạnh thông cho bản thân và gia đình. Hằng năm, chùa còn tổ chức hoạt động mừng Lễ Phật Đản, Lễ Quy Y Tam Bảo, Lễ Mông Sơn Thí Thực.

chùa Hà Nội

10. Chùa Linh Ứng Hà Nội

  • Vị trí: 290 phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội

Thêm một ngôi chùa Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ 19, đó là chùa Linh Ứng. Đây là ngôi chùa thờ Phật và đức thánh Trần, tức Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Trong nhà thờ Mẫu bày tượng Tam tòa thánh Mẫu và các vị Hoàng Bảy, Hoàng Mười.

Tại chùa Linh Ứng Hà Nội ngoài bức cửa võng và các bộ tượng Phật khá đẹp thì còn lưu giữ hai pho tượng cổ mang niên đại từ thế kỷ 19, 20. Đặc biệt nhất là bức tượng đức thánh Trần đội mũ bình thiên, mặc áo long bào, ngồi trên ngai vàng với các đầu rồng được chạm bóng rất tinh xảo.

chùa Hà Nội

11. Chùa Thầy

  • Vị trí: ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Tọa lạc ở ngoại thành Hà Nội, chùa Thầy sở hữu kiến trúc cổ độc đáo, thu hút rất đông du khách đến tham quan và check in. Ngôi chùa Hà Nội này được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. 

Tham quan chùa Thầy Hà Nội, bạn sẽ ấn tượng trước kiến trúc nghệ thuật độc đáo với những hình ảnh chạm khắc đặc trưng của thời nhà Lý. Vào dịp tết Nguyên Đán, không khí ở đây rất mát mẻ, phù hợp để du khách du xuân, trẩy hội. 

Nếu bạn muốn chụp những bức hình đẹp nhất tại ngôi chùa Hà Nội này thì đầu tháng ba chính là thời điểm thích hợp để check in mùa hoa gạo. Du khách cũng có thể đến đây vào mùa thu để tận hưởng tiết trời trong lành, dễ chịu. 

Lễ hội chùa Thầy được mở từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch. Mùa lễ hội, ngôi chùa Hà Nội này thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương khấn Phật cầu bình an, may mắn và cầu duyên nữa đấy. 

Hơn nữa, bạn còn được xem buổi trình diễn múa rối nước đặc sắc với sân khấu ở ngay trước Thủy Đình. Các hoạt động như đi cày, chăn vịt, đấu vật cũng được tái hiện sống động trong dịp này.

>>> Xem thêm: [TỔNG HỢP] Danh sách các chùa ở Hà Nam nổi tiếng LINH THIÊNG

chùa Hà Nội

12. Chùa Phúc Khánh

  • Vị trí: 382 phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Chùa Phúc Khánh mang đậm giá trị tín ngưỡng Bắc tông. Ngôi chùa Hà Nội linh thiêng này thu hút rất đông người dân đến lễ bái, lễ Phật, cầu bình an. Tương truyền, chùa được xây dựng cuối thời nhà Trần. Sang đến Hậu Lê, chùa trở thành cơ sở đào tạo các tăng tài cho Phật Giáo.

Chùa đã từng bị sụp đổ sau trận chiến Đống Đa. Sau đó, ngôi chùa Hà Nội Phúc Khánh được xây lại và trùng tu nhiều lần. Viếng thăm chùa, bạn sẽ thấy nơi đây vừa thờ Phật cũng như Thánh Mẫu và các bậc cao nhân. Về mặt kiến trúc, ngôi chùa hướng đến vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Các đường nét đều mộc mạc nhưng vẫn toát lên sự uy nghiêm, cổ kính. 

Chùa Phúc Khánh Hà Nội hiện vẫn giữ nhiều di vật quý giá. Trong đó phải kể đến các pho tượng Phật như: Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay, tượng Quan Thế Âm, tượng A di đà...

chùa Hà Nội

Những bức tượng này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn là niềm tự hào của những người thợ thủ công, trở thành một bộ sưu tập đáng trân trọng trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Bên cạnh đó, ngôi chùa Hà Nội này còn lưu giữ khoảng 21 tấm bia đá, 3 Đại hồng chung có niên đại từ xa xưa và nhiều món đồ thờ tự khác.

Một số hoạt động tâm linh được diễn ra tại chùa bạn không nên bỏ qua như: Lễ cầu an, Lễ cầu siêu, Lễ dâng sao giải hạn. Trong đó Lễ cầu an diễn ra vào ngày 14/1 âm lịch, lễ dâng sao diễn ra trong các ngày 8, 15 và 18 tháng Giêng. Vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch, chùa sẽ diễn ra nghi lễ đầu năm, đó là Lễ tế sao La Hầu.

chùa Hà Nội

13. Chùa Tứ Kỳ

  • Vị trí: đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Một trong những ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng bạn nên ghé thăm là chùa Tứ Kỳ.  Xuất hiện từ cuối thế kỷ 17, chùa Tứ Kỳ có tên chữ là Linh Tiên Tự tọa lạc trên một gò đất cao ở phía đông hồ Linh Đàm.

Trải qua thời gian, chùa được tôn tạo nhiều lần. Nhìn bề ngoài, bạn sẽ thấy chùa khá mới, nhưng bên trong lại bảo tồn và gìn giữ nhiều cổ vật quý hiếm nhiều năm tuổi. Trong đó, ngôi chùa Hà Nội này có khoảng 20 pho tượng tròn được tạo tác từ thế kỷ 17.

Chùa Hà Nội Tứ Kỳ không chỉ là nơi người dân địa phương đến dâng hương cầu an mà còn là địa điểm thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền dưỡng sinh, dạy Phật pháp bằng ngoại ngữ, các lớp võ quyền, thư pháp. Đặc biệt, chùa Tứ Kỳ Hà Nội còn sở hữu thư viện Phật giáo lớn nhất miền Bắc.

chùa Hà Nội

14. Chùa Linh Quang

  • Vị trí: Số 3 phố Nhà Thờ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khám phá phố Nhà Thờ Hà Nội, bạn sẽ thấy con phố nhỏ bé này có một ngôi chùa cổ. Linh Quang Tự có tên chính thức là chùa Bà Đá. Ngôi chùa nhỏ nằm ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông.

Ngôi chùa Hà Nội này gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo. Chùa có tiền đường xây dựng theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, được nối liền với nhau tạo nên một khối kiến trúc vuông vắn.

Tham quan bên trong chùa Linh Quang Hà Nội có rất nhiều tượng gỗ. Dù nằm nhỏ bé trong con ngõ nhỏ và được vây quanh bởi sự nhộn nhịp, tấp nập nơi phố xá, chùa vẫn mang đến sự thanh tịnh, an nhiên và những đường nét rất cổ. 

Vào dịp tết Nguyên Đán, chùa tổ chức rất nhiều lễ. Trong đó, từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 Tết và từ ngày mùng 4 đến mùng 7 Tết diễn ra lễ Quý Nhân dân Phật tử về chùa lễ và lễ cầu an. Từ ngày mùng 10 đến ngày 14 là lễ cầu an và lễ Nguyên Tiêu. Ngày 15 tháng Giêng âm lịch là lễ Nhân dân thập phương về chùa lễ Phật.

>>> Dắt túi: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Hà Nội 2 ngày 1 đêm VUI HẾT CỠ

chùa Hà Nội

15. Chùa Đậu

  • Vị trí: Thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội

Chùa Đậu Hà Nội là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau Công Nguyên. Trải qua thời gian, chùa đã được trùng tu nhiều lần trong các thời kỳ. Ngôi chùa Hà Nội này thu hút du khách bởi sự cổ kính, linh thiêng.

Ít ai biết rằng, chùa Đậu từng đừng mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" ở Hà Nội. Ngôi chùa có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà. Đến đây, du khách sẽ mê mẩn trước ngôi chùa bề dày lịch sử cùng những giá trị kiến trúc, mỹ thuật hấp dẫn. 

Ngôi chùa Hà Nội này có quy mô tổng thể lớn, kết cấu theo kiểu "nội công ngoại quốc". Trong chùa có nhiều công trình kiến trúc thờ Phật, được bố cục như hình chữ công, xung quanh được quây kín bởi các cụm kiến trúc khác tạo thành hình chữ Quốc theo mẫu chữ hán.

Không chỉ sở hữu không gian cổ kính thu hút du khách đến check in và lễ bái, chùa còn lưu giữ nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như khánh, chuông, đôi rồng đá... Ngoài ra còn có 6 tấm bia đá khắc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. 

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, ngôi chùa Hà Nội này còn có hai pho tượng là nhục thân của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ XVII.

chùa Hà Nội

16. Chùa Vũ Thạch

  • Vị trí: Phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm

Tương truyền, chùa Vũ Thạch được khởi dựng từ đời nhà Lý và  trùng tu nhiều lần qua các triều đại. Ngôi chùa Hà Nội nổi tiếng này chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu và các sư tổ của chùa qua nhiều năm trụ trì đã viên tịch. 

Kiến trúc chùa Vũ Thạch có mặt bằng hình chuôi vồ, tượng Phật đầy đủ theo hệ thống. Vào ngày 10/2 và 15/10 âm lịch hằng năm, ngôi chùa mở hội, thu hút đông du khách đến tham quan.

chùa Hà Nội

17. Chùa Kim Liên

  • Vị trí: Thôn Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Không ít những ngôi chùa Hà Nội sở hữu không gian thiền tịnh và diện mạo thanh nhàn. Trong đó, chùa Kim Liên là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng. Nơi đây thuộc top 10 di tích cổ đặc sắc nhất Việt Nam.

Đây là chùa Hà Nội có niên đại lên đến hàng trăm năm, qua các triều đại Lý, Trần. Ngày nay, khi viếng cảnh chùa, bạn vẫn thấy nơi đây còn giữ nguyên nét cổ kính, các dấu tích xưa kia của ông cha vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhìn từ bên ngoài, chùa Kim Liên Hà Nội nổi bật với kiến trúc chạm trổ độc đáo, toát lên nét kiêu hãnh, bề thế của một ngôi cổ tự. Các hạng mục công trình trong chùa được sắp xếp và xây dựng đối xứng nhau qua trục chính. 

Nét đặc sắc trong ngôi chùa Hà Nội cổ này là những bức tượng Phật quý giá, các bức chạm nổi hình rồng, hoa văn cổ, hoa lá vô cùng tỉ mỉ, tinh tế. Ngoài ra, nơi đây còn có các tấm bia đá được trạm trổ công phu.

chùa Hà Nội

18.Chùa Thiên Phúc

  • Vị trí: Số 94 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm

Có vị trí ở trung tâm Thủ đô, chùa Thiên Phúc là ngôi chùa Hà Nội có lịch sử lâu đời, nổi tiếng với nhiều kiến trúc đẹp và tinh tế. Đến nay, chưa ai biết chính xác chùa được thành lập vào năm nào. Tương truyền rằng, chùa và đền Lý triều Quốc sư cùng được đặt móng một ngày, tức là vào nửa đầu thế kỷ 11. 

Cổng chùa Thiên Phúc Hà Nội là một ngũ môn đồ sộ với 3 lầu kiểu 3 tầng 8 mái và 2 ngọn tháp lớn hai bên. Trên gác có treo chuông và chiêng trống. Bên trong chùa ngoài thờ Phật còn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và công chúa Liễu Hạnh cùng nhiều điện thờ khác. 

Chùa Thiên Phúc hiện nay vẫn giữ nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật cao như các pho tượng phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian nổi tiếng của thế kỷ 18 - 19. Hơn nữa, ngôi chùa Hà Nội này còn in đậm dấu ấn sùng kính đạo Phật, đồng thời đan xen tín ngưỡng truyền thống trong dân gian với văn hóa làng xã đặc trưng của nông thôn Bắc Bộ.

>>> Khám phá: Du lịch gần Hà Nội 1 ngày - TOP địa điểm ăn chơi vừa KHỎE vừa VUI

chùa Hà Nội

19. Chùa Khai Nguyên

  • Vị trí: Thôn Ninh Tây, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Chùa Khai Nguyên không quá rêu phong cổ kính như những ngôi chùa khác ở miền Bắc. Nhưng nơi đây vẫn mang đến sự thanh tịnh và trang nghiêm. Ngôi chùa Hà Nội đẹp này được nhiều du khách nhận xét là khá đẹp với nhiều tiểu cảnh để phục vụ nhu cầu check in, chụp ảnh. 

Vào những dịp lễ Tết đặc biệt, chùa được trang trí lộng lẫy để chào đón hàng ngàn vị khách tới tham quan và dâng hương. Về mặt kiến trúc, chùa được xây dựng theo lối "nội công ngoại quốc". 

Các gian thờ chính tại chùa Hà Nội Khai Nguyên được bố trí theo kiểu "tiền phật  hậu tố" kết hợp với các công trình phụ trợ như: Tăng đường, Tả vu - Hữu vu, tháp Báo ân, Gác trống, Gác chuông.

Điểm nhấn của chùa Khai Nguyên Hà Nội chính là bức tượng Phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á, cao 72m. Bức tượng Phật vừa toát nên sự uy nghiêm vừa mang đến vẻ từ bi, trí tuệ.

chùa Hà Nội

Sau khi viếng thăm những ngôi chùa Hà Nội cổ kính, nếu bạn muốn trải nghiệm địa điểm vui chơi hấp dẫn tại Thủ đô thì Thủy cung Vinpearl Aquarium và khu vui chơi VinKE, thuộc TTTM Vincom Mega Mall Times City là lựa chọn lý tưởng.

Thủy cung Vinpearl Aquarium nổi tiếng là thủy cung đầu tiên có đường hầm ở Hà Nội. Với diện tích gần 4.000m2, nơi đây giống như một đại dương thu nhỏ trong lòng đất, quy tụ hơn 30.000 sinh vật biển. Thủy cung bao gồm 3 khu vực với 3 tầng sinh thái khác nhau:

  • Check in tại khu nước ngọt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng trực tiếp các loại cá nước ngọt như cá huyết long, cá đuối, cá hải tượng, cá mập trắng nước ngọt,...
  • Khu hang động bò sát, du khách sẽ được chứng kiến tận mắt đời sống của các loài bò sát và sinh vật lưỡng như trăn vàng, thằn lằn, kỳ đà, rồng đất, cá sấu...
  • Khu nước mặn thu hút đông đảo du khách tham quan. Không chỉ có hệ thống sinh vật biển đa dạng, khu vực này còn diễn ra nhiều tiết mục đặc sắc như: biểu diễn nàng tiên cá, chương trình cho cá ăn hay tận mắt ngắm nhìn những chú chim cánh cụt.
chùa Hà Nội

Khu vui chơi VinKE là địa điểm yêu thích của các bạn nhỏ. Nơi đây sở hữu các trò chơi có tính giáo dục cao, tạo không gian chơi mà học - học mà chơi lành mạnh cho các bé. Điểm nhấn đặc biệt tại khu vui chơi chính là khu hướng nghiệp với nhiều mô hình thực tế giúp các em tư duy, sáng tạo. 

Thông qua những trải nghiệm mô phỏng của các trò chơi hướng nghiệp, các em sẽ có những kiến thức nền tảng về nghề nghiệp, phần nào có định hướng về tương lai của mình. Ngoài ra, khu vui chơi VinKE còn có hệ thống trò chơi vận động đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi và hàng trăm máy game hiện đại mang đến cho các em nhỏ những giây phút thư giãn và giải trí "đỉnh cao".

Book vé vào VinKE & Vinpearl Aquarium 

chùa Hà Nội

Đặt chân đến mảnh đất nghìn năm văn hiến, ai cũng mong được tham quan những ngôi chùa Hà Nội cổ kính, linh thiêng. Tới đây, du khách không chỉ hiểu hơn về những giá trị lịch sử, công trình kiến trúc độc - lạ mà còn cầu an, cầu may mắn cho gia đình và những người thương yêu. Đặc biệt là tận hưởng sự thanh tịnh, an yên trong tâm hồn.

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn