Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Staynfun
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Chùa Kiến Sơ - danh lam thắng tích nổi bật ở Gia Lâm Hà Nội

23/03/2024 5.242

Chùa Kiến Sơ là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông, được xây dựng từ lâu đời ở xã Phù Đổng. Du khách và Phật tử tứ phương khi đến Hà Nội, thường tìm về đây chiêm bái, vãng cảnh chùa.

Chùa Kiến Sơ

Chùa Kiến Sơ là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Thủ đô. Chùa có kiến trúc cổ xưa tạo lạc trong không gian yên bình của làng Phù Đổng. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, bạn đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm nơi đây nhé!

1. Đôi nét về chùa Kiến Sơ 

  • Địa chỉ: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội 

Chùa Kiến Sơ nằm trong khu di tích Phù Đổng, tọa lạc cạnh đền Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở nước ta. Chùa do Thiền sư Cảm Thành khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ IX. Đây cũng là nơi khởi phát của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Nơi đây từng là nơi tu hành của nhiều bậc danh tăng nổi tiếng như: các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân… 

Chùa được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật quốc gia vào ngày 21/2/1975. Ngày nay, chùa là địa điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội nổi tiếng, thu hút nhiều du khách và Phật tử khắp nơi tìm đến chiêm bái, vãng cảnh. 

Chùa Kiến Sơ nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 km về hướng Đông Bắc. Từ Hà Nội di chuyển đến chùa, bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, cầu Chui, cầu Đuống, rồi rẽ tay phải, men theo bờ phải của sông Đuống đi khoảng 5km là đến nơi. 

Chùa vẫn còn nét cổ xưa

2. Lịch sử cổ tự Kiến Sơ Phù Đổng

Chùa Kiến Sơ được xây dựng rất sớm (trước năm 820) bởi thiền sư Cảm Thành sau khi đạo Phật được truyền vào nước ta ở trung tâm Luy Lâu (làng Dâu – Bắc Ninh). Đến năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông ở Quảng Châu, Trung Quốc sang nước ta. Ông đã được Thiền sư Cảm Thành tôn làm thầy rồi mời ở lại chùa. Kể từ đó, chùa Kiến sơ trở thành trung tâm tu hành của Thiền phái Vô Ngôn Thông.

Trải qua quá trình phát triển, chùa được trùng tu nhiều lần nhưng đến nay, vẫn giữ được vẻ cổ kính. Chùa Kiến Sơ là chốn tìm về của nhiều bà con Phật tử và du khách tứ phương để tham quan, chiêm bái. 

Khuôn viên chùa Kiến Sơ

3. Tìm hiểu kiến trúc bề thế của chùa Kiến Sơ Gia Lâm 

3.1. Kiến trúc tổng thể của chùa 

Ngày nay, kiến trúc tổng thể của chùa Kiến Sơ khá bề thế. Chùa mang nét cổ kính, yên bình. Cổng tam quan dóng ngang hàng với cổng đền Phù Đổng gồm 5 gian chồng diêm 2 tầng. Chùa chính được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, tương tự kiến trúc của nhiều ngôi chùa cổ ở Bắc Bộ. Trước tiền đường về phía bên trái treo một chiếc khánh đá cổ, có tuổi đời ít nhất 400 năm.

Cổng chùa Kiến Sơ

>>> Tham khảo: 19 ngôi chùa Hà Nội đẹp và linh thiêng, thu hút nhiều du khách

3.2. Kiến trúc động liên hoàn Cửu Long 

Khi đến thăm chùa Kiến Sơ, nhiều du khách và Phật tử không khỏi trầm trồ trước tòa động liên hoàn bằng đất thó cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam với tuổi đời hơn 200 năm. Tác phẩm động Cửu Long nhân tạo cổ xưa này có chiều dài 8m, cao 3m, dày 2m, gồm 5 tòa động liên hoàn. 

Hai bên hông của động liên hoàn Cửu Long gồm: động Tây Du Ký tái hiện cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh và động tội tái hiện tích cảnh Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ bị hành hạ dưới địa ngục. Ba tòa động chính có vòm cùng hình ảnh mây, rồng xoắn xuýt. Ngự trên mây là các chư Phật, Bồ tát, A Di Đà, thần tướng nhà trời. Phần trung tâm của động bên trái là hình ảnh Ngài Đạt Ma tay cầm một chiếc hài và ở tòa động bên phải là hình ảnh Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.

Phần mái cổ kính của chùa

4. Khám phá hệ thống tượng cổ ấn tượng tại chùa Kiến Sơ 

Chùa Kiến Sơ còn lưu giữ hệ thống tượng Phật cổ phong phú. Hệ thống tượng ở đây được bài trí thành 7 lớp. Trong cùng của chánh điện là bộ tượng Tam thế Phật có niên đại thế kỷ XVII. Bộ Tam thế này được làm từ đất thó, sơn son thếp vàng. 

Đặt tách rời ra phía trước, khỏi bộ Tam Thế là Phật điện gồm 6 lớp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Hàng thứ nhất đặt tượng A Di Đà, hàng thứ hai có 5 pho tượng; hàng thứ ba đặt tượng Quan Âm Nam Hải, hàng thứ tư là tượng Đức Thích Ca, hàng thức 5 là tượng Ngọc Hoàng và hàng cuối cùng là tòa Cửu Long. Bên trong Thượng điện có thờ tượng vua Lý Công Uẩn và mẫu thân, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Thái Tổ.

Hệ thống tượng tại chùa

5. Kinh nghiệm đi lễ ở chùa Kiến Sơ Gia Lâm Hà Nội

Để hành trình tham quan, chiêm bái chùa Kiến Sơ được trọn vẹn, bạn có thể bỏ túi một số kinh nghiệm cần thiết sau:

  • Sắm lễ dâng hương, du khách và Phật tử không cần sắm sửa mâm cao cỗ đầy chỉ cần có lòng thành là đủ. Đồ lễ chuẩn bị là đồ chay như trái cây, trầu cau, xôi chè hương hoa.... Tuyệt đối không cúng đồ mặn, rượu, thịt.
  • Chú ý ăn mặc trang trọng, lịch sự, không mặc đồ ngắn, quá hở khi đến chốn tâm linh. 
  • Đi nhẹ, nói khẽ, tuyệt đối không làm ồn, nói chuyện quá to làm ảnh hưởng đến những người đi lễ, cúng bái.
  • Không vứt rác bừa bãi trong khu vực khuôn viên chùa.
Một góc sân chùa yên tĩnh

>>> Bỏ túi: Du lịch gần Hà Nội 1 ngày - TOP địa điểm ăn chơi vừa KHỎE vừa VUI

6. Các địa điểm du lịch tâm linh gần chùa Kiến Sơ 

Tham quan chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội, bạn có thể kết hợp ghé thăm một số địa điểm du lịch tâm linh gần đó như:  

  • Đền Gióng: Hay còn gọi là đền Phù Đổng, nằm cách chùa Kiến Sơ khoảng 450m. Đền ngự trên một khu đất đẹp. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng lối kiến trúc xưa độc đáo, bạn còn được xem các di vật, cổ vật đa dạng mang tính nghệ thuật cao, gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc. 
  • Chùa Nành: Nằm cách chùa Kiến Sơ khoảng 4,3km. Ngôi cổ tự này được ví như một bảo tàng điêu khắc của thế kỷ XVI - XVIII vô cùng quý giá với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật hòa quyện với nhau tạo thành một di sản văn hoá đặc biệt, quý giá của Thủ đô ngàn năm văn hiến.  
  • Chùa Hiển Quang: Được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993. Nằm cách chùa Kiến Sơ 4,5km, chùa Hiển Quang cũng là một trong những ngôi chùa cổ thu hút nhiều du khách và Phật tử thập phương tìm đến tham quan, vãng cảnh, chiêm bái. 
Đền Gióng

>>> Xem thêm: Hội Gióng – lễ hội cổ truyền, đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về chùa Kiến Sơ - một ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Không gian yên bình cùng kiến trúc độc đáo của ngôi cổ tự này thu hút du khách và Phật tử khắp nơi tìm đến chiêm bái, tham quan. Nếu có dịp đến Thủ đô, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm điểm đến tâm linh linh thiêng này nhé!

Đến Gia Lâm, sau khi đã tham quan, tận hưởng những cảm giác bình yên tại chùa Kiến Sơ, du khách có thể tiếp tục hành trình vui chơi tại VinWonders Wave Park & Water Park. Cách Gia Lâm chỉ hơn 10km, nơi đây được xem là địa điểm vui chơi giải trí mới toanh vô cùng hấp dẫn, không thể bỏ lỡ của người dân và du khách khi ghé đến Hà Nội.   

Không cần phải đi đâu xa, người dân Thủ đô vẫn có thể trải nghiệm hàng loạt các hoạt động vui chơi bên bờ biển hấp dẫn tại VinWonders Wave Park & Water Park như:

  • Trải nghiệm kỳ nghỉ vui vẻ bên bạn bè, gia đình với các hoạt động vui chơi, check in, thưởng thức ẩm thực, cắm trại…
  • Thử sức với các trò chơi nước cùng hoạt động thể thao trên biển thú vị.
  • Bơi lội thỏa thích, ngâm mình trong làn nước mát lạnh tại hệ thống bể bơi 4 mùa trong nhà và ngoài trời.
  • Khám phá sân chơi Aquarium độc đáo gồm 3 chủ đề hấp dẫn là: Sứa biển, Cá mập & Khám phá.
  • Tham gia các hoạt động chèo thuyền, kayak, tắm biển.
VinWonders Wave Park & Water Park

>>> Nhanh tay Booking vé vui chơi VinWonders Wave Park & Water Park để cùng bạn bè, gia đình trải nghiệm hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc nào!

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn