Nếu có dịp du lịch Hà Nội những ngày đầu tháng 3 Âm lịch, bạn nên dành thời gian tham gia lễ hội Chùa Láng – một trong những sự kiện đặc sắc của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, lễ hội lớn này không phải năm nào cũng được tổ chức. Cùng Vinpearl tìm hiểu về lễ hội lớn nhất phía Tây Hà Nội qua bài viết dưới đây!
1. Giới thiệu về lễ hội Chùa Láng Hà Nội
- Địa điểm tổ chức: 116 phố Chùa Láng, thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 Âm lịch
Chùa Láng – nơi tổ chức lễ hội Chùa Láng là địa điểm được vua Lý Anh Tông xây dựng để thờ Phật, vua cha Lý Thần Tông và tiền thân của ngài là Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết kể lại, ông là người đã đầu thai làm con trai của Sùng Hiền Hầu, sau đó được gọi tên là Dương Hoán. Vua Lý Nhân Tông là bác ruột đã nhận Dương Hoán làm con nuôi, sau đó phong làm thái tử và trở thành người kế vị của vua Lý Thần Tông. Trong lịch sử, hiếm có người như Lý Thiền Quốc sư Từ Đạo Hạnh, bởi ông vừa là một nhà sư, vừa là Vua, vừa là Thánh.
Chùa Láng là có ý nghĩa lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng với người dân Thủ đô. Công trình này có tới 100 gian lớn nhỏ, mang nhiều giá trị kiến trúc nổi bật. Hiện nay, đây cũng là ngôi chùa lưu giữ nhiều di vật văn hóa, nghệ thuật đồ sộ, đa dạng về chất liệu và chủng loại.
Từ trước đến nay, vào ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch hằng năm, người dân địa phương có tập quán tổ chức lễ hội Chùa Láng. Đây là ngày Tăng Khánh – tức là Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy và cũng là ngày mà vua Lý Thần Tông được sinh ra. Trước đây, lễ hội Chùa Láng được tổ chức trong 10 ngày, kể từ ngày 5 tháng 3 Âm lịch. Ngày chính hội sẽ diễn ra vào mùng 7 với nhiều hoạt động như lễ Rước, diễn thuật…
Trong kho tàng hội làng Việt Nam thì lễ hội Chùa Láng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng. Người dân làng Láng đã xây dựng, sáng tạo nên một biểu tượng vừa thực, vừa ảo, vừa đời thường nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng.
Lễ hội Chùa Láng không chỉ quy tụ người dân địa phương mà còn thu hút rất đông du khách. Các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội có sức ảnh hưởng sâu sắc, thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống đến mỗi người dân và du khách. Từ năm 2022, lễ hội truyền thống Chùa Láng chính thức được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.
>>> Khám phá: Chùa Thầy - cổ tự linh thiêng gần Hà Nội đi về trong ngày
2. Lễ hội Chùa Láng bao nhiêu năm một lần?
Lễ hội Chùa Láng bao nhiêu năm 1 lần là băn khoăn của rất nhiều người. Vì lễ hội được tổ chức với quy mô rất lớn nên không phải năm nào cũng được tổ chức. Từ trước đến nay, khoảng 10 đến 15 năm lễ hội này mới được tổ chức một lần. Thời gian lựa chọn tổ chức lễ hội là thời điểm mưa thuận gió hòa, dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu. Lễ hội sẽ được tổ chức trong nhiều ngày với các hoạt động hấp dẫn và thu hút đông đảo mọi người cùng tham gia.
>>> Xem thêm: 19 ngôi chùa Hà Nội đẹp và linh thiêng, thu hút nhiều du khách
3. Hội Chùa Láng diễn ra như thế nào, có gì đặc sắc?
Vì được tổ chức nhiều năm một lần nên hội Chùa Láng luôn có quy mô rất lớn với nhiều hoạt động thú vị. Cụ thể, các hoạt động theo ngày của lễ hội này như sau:
3.1. Ngày 5 tháng 3 Âm lịch
Đây là ngày đầu tiên diễn ra hội, người dân địa phương sẽ tổ chức rước kiệu Thánh và bát hương đi đến chùa Nền. Sau đó, vào buổi chiều sẽ rước kiệu hoàn cung.
3.2. Ngày 6 tháng 3 Âm lịch
- Buổi sáng: các cụ cao niên, lão làng sẽ rước bát hương từ chùa Láng xuống cáo yết tại chùa Tam Huyền – đây là nơi thờ Đức Thánh phụ Từ Vinh - theo kiệu Long. Sau đó, họ quay về Láng và tiến hành đưa bát hương nhập cung. Cũng trong buổi sáng ngày mùng 6, các thanh niên trai tráng sẽ được lựa chọn để tiến hành hoành kiệu, hay còn gọi là lắp kiệu.
- Buổi chiều: người dân thuộc các làng Láng Hạ, Láng Thượng, Láng Trung sẽ tiến hành chuẩn bị những lễ vật công phu, đặt vào bên trong kiệu, sau đó các thanh niên sức vóc sẽ rước lên chùa. Một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng trong ngày mùng 6 đó chính là Giải y phục được thực hiện vào lúc 12 giờ.
3.3. Ngày 7 tháng 3 Âm lịch
- Buổi sáng: tổ chức lễ rước kiệu long trọng từ chùa ra đường. Đoàn rước bao gồm nhiều loại cờ, chiêng, trống, lọng che, họa kích, siêu đao, voi bành, chiêng… Dọc theo đoạn đường mà đoàn rước đi qua, cứ mỗi vài chục mét sẽ có một hương án, đèn nhang với bô lão bái lễ đám rước đi qua, điều này tượng trưng cho thần dân bái vọng Thiên tử. Sau đó là hoạt động lễ tế được thực hiện bởi các cao niên trong làng.
- Buổi chiều: nghi lễ dâng hương tế Thành được đội tế nữ chùa Láng thực hiện.
- Buổi tối: nghi thức Dâng lục cúng được tổ chức tại chùa với mong muốn cầu nguyện cho quốc thái dân an, mọi người được bình yên, hạnh phúc.
3.4. Ngày 8 tháng 3 Âm lịch
- Buổi sáng: hoạt động lễ tế Thánh tiếp tục được thực hiện bởi các đoàn tế lễ, dâng hương của nhiều khu vực lân cận.
- Buổi chiều: các trò chơi dân gian được tổ chức đa dạng như chọi già, thổi cơm, đập niêu, hội thư pháp, hội thơ, hát Quan họ, múa, Chầu văn, Cải lương…
- Buổi chiều tối: lễ tế hạ hội được thực hiện bởi các cao niên trong làng sẽ là hoạt động cuối cùng kết thúc lễ hội.
>>> Tìm hiểu: Lễ hội gò Đống Đa diễn ra khi nào? Ở đâu? Có gì đặc sắc
4. Lễ hội Chùa Láng 2023 - phục dựng các nghi thức truyền thống
Sau hơn 70 năm, lễ hội Chùa Láng năm 2023 tiếp tục được tổ chức với nhiều nghi thức cổ truyền, khôi phục được những giá trị văn hóa độc đáo của một hội làng nổi tiếng vùng Kẻ Láng.
Những nghi lễ mở đầu tại lễ hội Chùa Láng như: dâng lễ chùa Tam Huyền, đình Ứng Thiên, lễ xuất cung rước kiệu Đức Thành… đều là những nghi lễ rất đặc trưng của nét đẹp truyền thống văn hóa Việt. Đặc biệt, trong ngày khai hội, nghi thức rước kiệu Thánh dọc sông Tô Lịch có ý nghĩa “Con không đi trên đầu cha”, sau đó, kiệu dừng lại ở “hòn Ngọc” để Hàng đô và tiếp tục chuyển tiếp sang bờ bên kia sông, thăm “Thánh Mẫu” tại chùa Hoa Lăng.
Trong khuôn khổ lễ hội Chùa Láng, người dân và du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian… được tổ chức tại khu vực Chùa Láng.
Lễ hội Chùa Láng là một trong những lễ hội đặc sắc, tuy nhiên phải nhiều năm lễ hội này mới được tổ chức một lần. Vì vậy, nếu may mắn có dịp đến với Hà Nội trong dịp tổ chức lễ hội, bạn nên dành thời gian tham gia và trải nghiệm. Ngoài ra, trong hành trình du lịch tại Thủ đô, bạn cũng có thể lựa chọn vui chơi tại VinWonders Wave Park & Water Park hoặc VinKE & Vinpearl Aquarium để có được một chuyến đi thú vị, ý nghĩa.
Tại VinWonders Wave Park & Water Park, bạn sẽ được nạp năng lượng với nhiều trải nghiệm giải trí, cắm trại, thể thao, check in, ẩm thực… vô cùng đặc sắc. Đây là nơi có bể tạo sóng lớn nhất thế giới, hồ nước mặn lớn nhất châu Á, các cụm trò chơi nước và trải nghiệm thể thao trên biển, bể bơi lớn ngoài trời và bể bơi trong nhà…
Đối với các gia đình có con nhỏ, bạn có thể ưu tiên vui chơi tại VinKE & Vinpearl Aquarium. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hơn 30.000 cá thể sinh vật tại thủy cung lớn bậc nhất Hà Nội. Các phân khu như Khu cá nước mặn, Khu cá nước ngọt, Khu động vật bò sát đều giúp bạn mở mang tầm mắt về thế giới tự nhiên. Tại khu VinKE, hàng trăm máy trò chơi và các hoạt động hướng nghiệp sẽ giúp bé có được giây phút giải trí, thư giãn bên gia đình.
Booking vé vui chơi VinWonders Wave Park & Water Park
Đặt ngay vé VinKE & Vinpearl Aquarium
Lễ hội Chùa Láng không chỉ là một trong những hội làng nổi tiếng của Việt Nam mà còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt quan trọng với người dân Hà thành. Những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội giúp cho người dân và du khách hiểu rõ hơn về các nghi lễ truyền thống của dân tộc đồng thời lưu giữ những nét đẹp cổ truyền trong nhịp sống hiện đại. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hội độc đáo này!