Với những người yêu thích du lịch tâm linh, chùa Giác Lâm chính là điểm đến đầu tiên trong hành trình du lịch Sài Gòn hoa lệ. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến sự độc đáo về kiến trúc của ngôi chùa 300 năm tuổi. Ngoài ra, du khách còn được tìm hiểu lịch sử, thưởng thức nhiều món ăn ngon xung quanh chùa.
1. Chùa Giác Lâm ở đâu?
Địa chỉ chùa Giác Lâm quận Tân Bình ở đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó, chùa Giác Lâm hay còn gọi là Tổ đình Giác Lâm toạ lạc tại số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính với tuổi đời 300 năm, được coi là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế Tông tại miền Nam. Năm 1988, chùa được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia.
- Địa chỉ: số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028 3865 3933.
- Giờ mở cửa tham khảo: 7h00 – 21h00.
>>> Xem thêm: Chiêm bái chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn: Ngắm tháp đá ĐẸP và cao NHẤT Việt Nam.
2. Tìm hiểu lịch sử chùa Giác Lâm Tân Bình
Nếu có dịp đến tham quan chùa Giác Lâm, du khách nên tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa để có thể biết hết được nét văn hóa lịch sử độc đáo nơi đây.
- Vào mùa xuân năm 1744, dưới thời vua Nguyễn Phúc Khoát, chùa bắt đầu được các cư sĩ đóng góp để xây dựng. Ban đầu, người ta gọi chùa với nhiều cái tên Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm.
- Năm 1774, thiền sư Viên Quang cho đổi tên thành chùa Giác Lâm. Lúc này, Giác Lâm đã trở thành trung tâm Phật giáo hàng đầu tại khu vực, thu hút rất đông Phật tử.
- Năm 1798, sau nửa thế kỷ xây dựng, chùa được trùng tu, mở rộng và ngày càng phát triển hoạt động Phật giáo.
- Ngày 3 tháng Chạp năm Đinh Hợi (1827), thiền sư Viên Quang qua đời, thiền sư Hải Tịnh lên kế vị.
- Từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu. Thời gian này, chùa là nơi trú ẩn của rất nhiều nhà hoạt động cách mạng.
- Năm 1953, chùa tiếp nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Sri Lanka và đưa về chùa Long Vân an trí.
- Ngày 16/11/1988, chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
3. Khám phá kiến trúc chùa Giác Lâm Sài Gòn
Không chỉ là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, chùa Giác Lâm còn thu hút du khách thập phương bởi lối kiến trúc đặc trưng độc đáo. Đây cũng là một trong những địa điểm đang hot ở Sài Gòn được nhiều người check-in nhất hiện nay.
3.1. Lối kiến trúc đặc trưng của các chùa Nam Bộ
Giác Lâm là ngôi chùa đặc trưng, có lối kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc hình chữ Tam của các ngôi chùa Nam Bộ. Ba dãy nhà ngang được nối liền với nhau, bố cục trên mặt hình chữ nhật gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai.
3.2. Cổng nhị quan chùa Giác Lâm đồ sộ, bề thế
Cổng nhị quan được xây dựng vào năm 1945 với hai con sư tử chầu ở hai góc cổng mang nét văn hóa Ấn Độ, đầu rắn Naga đặc trưng cho Phật giáo Khmer. Chân cổng dạng quỳ, hoa văn chạm nổi, hình học. Trên cổng nhị quan ghi dòng chữ Hán về truyền thuyết Ô quan Thái tử đời Đường. Do quan niệm quỷ thần đi theo đường thẳng nên không có cổng trổ thẳng vào chính điện.
3.3. Cổng tam quan
Khi mới xây dựng, chùa Giác Lâm không có cổng tam quan. Đến năm 1955, nhà chùa mới bắt đầu xây dựng cổng tam quan, quay mặt về hướng Nam, nằm sát ngay đường Lạc Long Quân hiện nay. Hai bên cột trụ có chạm khắc câu đối bằng chữ Hán. Trung quan luôn mở chào đón những ai muốn hướng đạo.
3.4. Mái chùa hình bánh ít đặc trưng
Mái chùa Giác Lâm được thiết kế theo hình bánh ít rất thường thấy trong kiến trúc Nam Bộ. Điều này tạo cho du khách thập phương cảm giác gần gũi, dân dã. Mái có bốn vạt, sống thẳng, không có diềm hình đầu đao như tại đình chùa miền Bắc. Trên đỉnh mái là hình ảnh “lưỡng long tranh châu” thể hiện được sự trang nghiêm, cung kính.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm du lịch địa đạo Củ Chi HẤP DẪN.
3.5. Chính điện
Chính điện chùa Giác Lâm xây dựng một gian hai chái truyền thống, có bốn cột chính được gọi là tứ trụ, được bài trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”.
- Hệ thống hơn 56 cột to: 56 cây cột màu nâu sẫm, to hơn vòng tay người ôm. Trên cột được chạm khắc câu đối công phu. Giữa các hàng cột, cửa võng được thếp vàng với các đề tài trang trí như: tứ linh, hoa điểu, tứ quý…
- Điện thờ Phật: Điện thờ tôn nghiêm, có ba bàn trong cao ngoài thấp lần lượt là: bàn Di Đà, bàn Hội Đồng, bàn Tam Bảo.
- Bàn Di Đà tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn tính theo hàng ngang có Đức Phật A Di Đà lớn nằm ở gian giữa, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí. Hàng dọc là tượng thờ Tam Thế Phật có Thích Ca, Ca Diếp, A Nan, Di Lặc. Hai bên tòa Cửu Long và tượng Thích Ca Đản có hai ông hộ pháp tượng trưng cho thiện và ác.
- Bàn Hội Đồng: Thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu.
- Bàn Tam Bảo: Đặt dưới cùng của chánh điện đặt tượng của Đức Phật Thích Ca và bốn vị bồ tát là: Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi và Đại Hạnh Phổ Hiền.
- Đỉnh tường có hơn 6000 đĩa trang trí: Điều đặc biệt nhất tại chùa Giác Lâm quận Tân Bình, Sài Gòn là đỉnh tường chính điện có tới hơn 6.000 chiếc đĩa trang trí. Tháp tổ Hồng Hưng cũng có gắn hơn 1.000 chiếc đĩa. Những chiếc đĩa này chủ yếu được nung từ lò gốm Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, một số chiếc đĩa có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc. Với hơn 7.000 chiếc đĩa, Giác Lâm hiện sở hữu kỷ lục “ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam”.
3.6. Sau chính điện
Sau chính điện chùa là bàn thờ nhà Tổ - nơi thờ các vị hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm. Đối diện bàn thờ Tổ là bàn thờ Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà và Thập Điện Diêm Vương.
Sau gian thờ Tổ là khu vực giảng đường được thiết kế theo kiểu mái chính điện. Đây là nơi các tăng sĩ đến dự sự kiện quan trọng hay các dịp lễ lớn trong chùa. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giảng đường được sử dụng để nuôi cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành.
4. Chùa Giác Lâm Thành phố Hồ Chí Minh có gì tham quan?
Đến chùa cổ Giác Lâm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Bảo Tháp Xá Lợi, khu tháp mộ cổ cùng nhiều hiện vật quý hiếm khác.
- Bảo Tháp Xá Lợi: Bảo Tháp có hình lục giác 7 tầng được xây dựng lại năm 1970 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng. Đến năm 1975 thì tạm dừng, mãi đến năm 1993 mới được xây dựng tiếp. Bảo Tháp được hoàn thành năm 1994 cao 32,7m, rộng hơn 600m2, quay mặt về hướng Bắc.
- Ba khu tháp mộ cổ: Các khu tháp mộ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thờ các thiền sư, hòa thượng và tu sĩ có nguyện vọng được chôn cất tại chùa.
- Các hiện vật quý: Hiện tại, chùa Giác Lâm lưu giữ 119 pho tượng. Nổi tiếng nhất là tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng, hai tượng Thập Bát La Hán, tượng Ngũ Hiền,… Trong đó, bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất về quá trình phát triển Phật giáo tại Nam Bộ, mang đặc điểm Phật giáo riêng biệt của người Việt. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc gỗ quý như: bao lam chạm lộng, hoành phi, câu đối thếp vàng, bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ,…
>>> Xem thêm: TẤT TẦN TẬT kinh nghiệm du lịch Sài Gòn 4 ngày 3 đêm
5. Các hoạt động hấp dẫn tại chùa Giác Lâm Tân Bình
Vào những ngày lễ đặc biệt như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan,… chùa đón rất đông tăng ni Phật tử, du khách thập phương tới hành hương. Đến thăm chùa vào dịp này, du khách sẽ được lễ Phật, cầu bình an và chiêm ngưỡng nét cổ kính tại chùa.
Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều hoạt động tín ngưỡng đặc biệt. Người dân thường xem ngày cưới chùa Giác Lâm, lễ phật, xin chữ ở chùa Giác Lâm cầu may,... Nếu thành tâm hướng đạo, Phật tử cũng có thể đăng ký các khóa tu chùa Giác Lâm để được nghe thuyết giảng về Phật pháp, tôi luyện đức tính kiên nhẫn.
6. Nên đến chùa Giác Lâm vào thời gian nào?
Là nơi lễ Phật, chùa Giác Lâm thường xuyên được giáo hội Phật giáo chọn làm địa điểm tổ chức các lễ nghi lớn của thành phố. Bởi thế, bạn nên đến chùa vào những dịp lễ lớn như: lễ Phật Đản, lễ Phật Tử, lễ Vu Lan,…. Đến chùa vào thời điểm này, du khách sẽ được tham gia, tìm hiểu về kiến thức Phật học, cảm nhận được không khí lễ hội cũng như cầu an, cầu tài cho gia đình và người thân.
7. Cách di chuyển tới chùa Giác Lâm ở Sài Gòn
Không chỉ thu hút người dân địa phương, chùa Giác Lâm còn là điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng của khách thập phương. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể bắt xe bus hoặc đi taxi, xe cá nhân tới địa chỉ 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình.
Do cổng chùa nằm ở bên trong so với mặt đường nên du khách cần chú ý quan sát. Hoặc bạn cũng có thể hỏi người dân địa phương để được hướng dẫn tìm đường nhanh chóng, chính xác.
8. Ăn gì khi đến chùa Giác Lâm?
Đến tham quan chùa cổ Giác Lâm, không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều món ăn chay. Trong đó, nổi tiếng nhất phải kể đến những món ăn mang thương hiệu của chùa như: cơm tấm chùa Giác Lâm, bánh mì chay chùa Giác Lâm, bánh ướt chay chùa Giác Lâm,...
Tại các quán ăn khu vực quanh chùa, du khách sẽ có thêm nhiều lựa chọn với các món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Một số gợi ý bạn nên thử như:
- Quán ăn Cơm Chay Việt - Lạc Long Quân: số 672 Lạc Long Quân, Phường 9.
- Quán ăn Bánh Ướt Chay - Lạc Long Quân: số 567 Lạc Long Quân, Phường 9.
- Quán ăn Hoa Cau – đặc sản Quảng Ngãi: số 801/30 Lạc Long Quân, Phường 10.
>>> Xem thêm ăn gì ở Sài Gòn với 15 món ăn ngon quên lối về, những quán ăn nổi tiếng có giá vô cùng rẻ, không gian ngồi thoải mái thu hút đông du khách.
Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức các món ăn ngon tại hệ thống nhà hàng Landmark 81. Nhà hàng sang trọng, view đẹp, đồ ăn hấp dẫn, phục vụ đầy đủ các món ăn Á – Âu đến các món bình dân, đặc trưng của người Sài Gòn.
>>> Xem thêm: Những nhà hàng Landmark 81 sang chảnh, view đẹp.
9. Những lưu ý khi tham quan chùa Giác Lâm Sài Gòn
Là địa điểm du lịch tâm linh nên khi tham quan chùa Giác Lâm, du khách cần chú ý:
- Ăn mặc kín đáo, phù hợp.
- Chuẩn bị lễ vật tùy tâm để cúng tại chùa.
- Đi nhẹ, nói khẽ, hạn chế cười đùa.
- Không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên.
- Không trèo lên tượng Phật khi chụp ảnh.
Để thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển, du khách nên đặt phòng khách sạn Sài Gòn chất lượng nhưVinpearl Landmark 81, Autograph Collection.
- Địa chỉ: 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (+84) 283 971 8888.
- Email: [email protected].
Nằm ở vị trí trung tâm, bên bờ sông Sài Gòn đẹp như tranh,Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection trở thành biểu tượng mới của Việt Nam hiện đại, vươn mình từ vườn xanh của Vinhomes Central Park. Đây cũng là khách sạn cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á, đạt chuẩn mực trải nghiệm “Luxury defined by Viet Nam” cho người dùng.
Khách sạn có hệ thống phòng nghỉ hiện đại gồm 223 phòng sang trọng, nội thất tinh tế, có tầm view toàn cảnh thành phố. Không chỉ có vậy,Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection còn sở hữu bể bơi vô cực 120m2, Akoya spa chuẩn 5 sao, hệ thống nhà hàng và quầy bar đẳng cấp,... mang đến cho người dùng trải nghiệm du lịch tất-cả-trong-một.
Bên cạnh đó,Vinpearl Landmark 81, Autograph Collection chỉ cách chùa Giác Lâm 15 phút đi xe và cũng rất gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh như: chùa Bửu Long, Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà,…
Là ngôi chùa cổ nổi tiếng, chùa Giác Lâm mang trong mình kiến trúc độc đáo và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách. Đây còn là di tích lịch sử, chứng kiến sự thăng trầm, biến động của thành phố trong suốt hơn 300 năm. Bởi thế, Giác Lâm luôn là địa chỉ hàng đầu của khách thập phương khi có dịp tới thăm Sài Gòn hoa lệ.