Trải qua biết bao biến cố, thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn trường tồn, bền bỉ với thời gian. Mỗi làng nghề đều mang nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên những giá trị văn hóa, nghệ thuật cho mảnh đất Thủ đô. Nếu có dịp du lịch Hà Nội, hãy set kèo cùng hội bạn thân khám phá những làng nghề nổi tiếng dưới đây.
1. Làng nghề ở Hà Nội - Điểm nhấn văn hóa đặc sắc của Thủ đô
Trải qua hơn 1.000 năm văn hiến, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa hàng đầu cả nước với nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. Vốn nổi tiếng là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, Thủ đô trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách.
Ngoài những địa điểm vui chơi, giải trí thú vị, du lịch Hà Nội còn phát triển nhờ các làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm. Các làng nghề ở Hà Nội đã đi vào trong thơ ca, sử sách, đồng thời kiến tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Mỗi làng nghề đều mang một vẻ đẹp và đặc trưng riêng. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm các làng nghề xưa vẫn trường tồn và phát triển cho tới ngày nay. Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội ẩn chứa và phô diễn những giá trị tốt đẹp nhất của nền văn hiến đất Thăng Long.
>>> Xem thêm: [LƯU NGAY] 19+ Địa điểm vui chơi Hà Nội hấp dẫn, thú vị không thể bỏ qua
2. Hà Nội có bao nhiêu làng nghề?
Nhiều người vẫn thường ví von Hà Nội là mảnh đất “trăm nghề”. Hiện nay, Thủ đô có hơn 1350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, có 318 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận.
Nhiều làng nghề ở Thủ đô đã đầu tư để đón khách du lịch. Có thể kể đến như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng nghề sơn mài Hạ Thái…
3. Điểm tên các làng nghề truyền thống ở Hà Nội khu vực nội thành
Du lịch ở nội thành Hà Nội, các bạn đừng quên ghé thăm các làng nghề nổi tiếng dưới đây!
3.1 Làng lụa Vạn Phúc - Làng nghề ở Hà Nội nổi tiếng với khách du lịch
Nếu nhắc đến danh sách các làng nghề truyền thống ở Hà Nội hút khách du lịch thì không thể bỏ qua làng lụa Vạn Phúc. Làng nghề này được xem là biểu tượng của đất Hà Đông và là niềm tự hào của người dân Hà thành.
Từ những chiếc kén tằm nhỏ bé, dưới sự khéo léo, tài hoa của người nghệ nhân đã cho ra đời những dải lụa mềm mại, nhẹ nhàng. Lụa Vạn Phúc được sử dụng để may áo yếm, làm khăn, may áo dài hay làm quà tặng. Không chỉ nổi tiếng với nghề làm lụa truyền thống, đây còn là nơi check in được giới trẻ cực kỳ yêu thích.
- Địa chỉ: phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội
3.2 Làng nghề Hà Nội - Làng đúc đồng Ngũ Xã
Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã nằm ở bên hồ Trúc Bạch ở phía Tây Hà Nội. Ngôi làng này đến nay đã được gần 500 tuổi. Thành công của người dân Ngũ Xã được thể hiện qua các sản phẩm bằng đồng cho chính tay mình làm ra suốt hàng trăm năm qua.
Với đôi mắt nhìn chuẩn xác cùng sự thông minh, bàn tay khéo léo, họ đã làm nên những tác phẩm đồng nghệ thuật có giá trị cao. Đồ thờ bằng đồng và tượng đồng của làng đã có mặt ở nhiều đình, chùa lớn ở Việt Nam.
- Địa chỉ: Phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội
3.3 Làng nghề kim hoàn Định Công - Niềm tự hào của người Hà Nội
Trong bức tranh muôn màu làng nghề Hà Nội, làng nghề kim hoàn Định Công vẫn luôn là nét chấm phá độc đáo. Làng nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch và nổi tiếng với nhiều sản phẩm đậu bạc như: khuyên tai, nhẫn, lắc tay, lắc chân…
Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo mà còn có thể mua về làm quà. Kim hoàn Định Công không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế.
- Địa chỉ: Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
>>> Xem thêm: Lưu gấp 17 địa điểm chơi Tết ở Hà Nội bao vui, bao ảnh đẹp
4. Các làng nghề truyền thống ở Hà Nội khu vực ngoại thành
Dưới đây là danh sách một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội nằm ở khu vực ngoại thành mà các bạn có thể tham quan, khám phá!
4.1 Làng gốm Bát Tràng - Làng nghề truyền thống ở Hà Nội nổi tiếng nhất
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km, làng gốm Bát Tràng là một trong những địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng. Gốm Bát Tràng nổi tiếng bởi mẫu mã đa dạng, chất lượng cao và hoa văn thiết kế tinh tế.
Đến đây, du khách có thể mua nhiều sản phẩm như: bình hoa, ấm chén, chuông gió… Cùng với đó, bạn có thể tự tay làm đồ gốm riêng cho mình.
- Địa chỉ: Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
4.2 Làng nghề thêu tay Quất Động - Cái nôi của nghề thêu truyền thống
Làng Quất Động được xem là đất tổ của nghề thêu tay truyền thống. Sự tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ giúp các bức tranh thêu được tạo nên một cách tinh tế, mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Về với làng nghề thêu tay Quất Động, du khách còn được chiêm ngưỡng khung cảnh làng quê yên bình. Trải qua hàng trăm năm, ngôi làng này vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của làng quê Bắc Bộ với bên nước, gốc đa, sân đình.
- Địa chỉ làng nghề: xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội
4.3 Làng mây tre đan Phú Vinh - Một trong các làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội
Nếu nhắc đến các làng nghề ở Hà Nội thì chắc chắn không thể bỏ qua làng mây tre đan Phú Vinh. Đặt chân đến đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí nhộn nhịp của làng quê.
Ở làng Phú Vinh, hầu hết mọi nhà đều làm nghề mây tre đan. Các sản phẩm cũng vô cùng đa dạng, từ rổ, rá, túi xách, lọ hoa cho đến giường, tủ, bàn ghế. Dưới bàn tay khéo léo của người thợ, từ những nan tre đơn giản đã cho ra đời nhiều sản phẩm với hình dáng độc đáo, bắt mắt.
- Địa chỉ làng nghề: Gò Đậu, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội
>>>Xem thêm: 15+ địa điểm đi chơi Hà Nội cho sinh viên “mê” check-in
4.4 Làng nghề ở Hà Nội siêu đẹp - Làng hương Quảng Phú Cầu
Mặc dù có tuổi đời hơn 100 năm, tuy nhiên làng hương Quảng Phú Cầu vẫn giữ được nét đẹp cổ kính của làng quê Bắc Bộ. Nơi đây trở thành địa điểm cung cấp tăm hương chủ yếu của các tỉnh khu vực phía Bắc.
Đến đây, bạn sẽ vô cùng choáng ngợp bởi mọi con đường, ngõ nhỏ trong làng đều là những chân hương đỏ rực. Chúng được xếp thành từng bó, xòe to như những đóa hoa nở rộ. Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu cũng là nơi cho ra lò những bức ảnh sống ảo cực chất.
- Địa chỉ làng nghề: xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
4.5 Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá - Nơi tạo ra những món quà tuổi thơ
Làng Thạch Xá không chỉ được biết đến với đặc sản chè Lam mà nơi đây còn nổi tiếng bởi nghề làm chuồn chuồn tre. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng chuồn chuồn tre Thạch Xá được xem là cái nôi cho ra đời những món quà tuổi thơ.
Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng những con chuồn chuồn được làm từ tre vô cùng mộc mạc, dân dã. Với nhiều kích thước khác nhau, chuồn chuồn tre tại đây được bán với mức giá từ 3.000 – 10.000 đồng.
- Địa chỉ: dưới chân núi Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội)
4.6 Làng rối nước Đào Thục - Làng nghề Hà Nội có tuổi đời hơn 300 năm
Một làng nghề ở Hà Nội nổi tiếng khác mà bạn không thể bỏ qua là làng rối nước Đào Thục. Đây là nơi gìn giữ nét đẹp văn hóa cổ truyền với bộ nghệ thuật dân gian rối nước.
Đến đây, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử hình thành nghề rối nước mà còn được thưởng thức nhiều tiết mục múa rối vô cùng đặc sắc. Điều đặc biệt là những con rối được dùng để biểu diễn đều được những người thợ trong làng làm ra.
- Địa chỉ: xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội
>>> Xem thêm: Mách bạn địa chỉ 7 ngôi làng cổ ở Hà Nội mang nét đẹp vượt thời gian
4.7 Làng nghề Hà Nội nên ghé thăm - Làng nón Chuông
Nón Chuông cũng là một trong những làng nghề ở Hà Nội hút khách du lịch hiện nay. Nằm nép mình bên dòng sông Đáy hiền hòa, làng Chuông quê hương của những chiếc nón che nắng, che mưa cho mẹ, cho bà.
Các sản phẩm nón tại đây vô cùng đa dạng, từ nón tơi, nón chóp dứa cho đến nón quai thao. Đặc biệt, người dân của làng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống là họp chợ vào các ngày cố định trong tháng. Đến thăm làng nghề nón Chuông, bạn đừng quên mua chiếc nón về làm quà cho bà, cho mẹ nhé.
- Địa chỉ: Đường Làng Chuông, Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội
4.8 Làng nghề thủ công ở Hà Nội - Làng quạt Chàng Sơn
Một trong các làng nghề thủ công ở Hà Nội nổi tiếng khác là làng quạt Chàng Sơn. Nghề làm quạt tại đây có tuổi đời hơn 100 năm. Từ những nguyên liệu cơ bản như: vải, giấy, tre, qua bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân đã cho ra đời những chiếc quạt đầy màu sắc.
Bên cạnh ngắm cảnh, tham quan và tìm hiểu về quy trình làm quạt thì bạn cũng đừng quên mua những chiếc quạt xinh xắn để làm quà hoặc trang trí nhé.
- Địa chỉ: xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội
4.9 Làng nhạc cụ dân tộc Đào Xá - Nơi gìn giữ âm hưởng dân tộc
Làng Đào Xá nổi tiếng với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Điều đặc biệt là những người làm nghề nhạc cụ tại đây không có kiến thức về âm nhạc, tuy nhiên họ lại làm được những cây đàn với âm hưởng trầm bổng.
Các sản phẩm của làng nghề Đào Xá vô cùng phong phú, từ đàn bầu, đàn nguyệt, đàn đáy cho đến đàn tỳ bà, cây hồ, cây nhị, cây sáo… Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử của làng nghề cũng như lắng nghe âm thanh của tiếng nhị, tiếng đàn phát ra từ những người thợ chế tác.
- Địa chỉ: làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa
4.10 Làng miến Cự Đà 400 năm tuổi
Làng Cự Đà nằm bên dòng sông Nhuệ, nơi đây không chỉ được biết đến với nhiều công trình kiến trúc cổ kính mà còn nổi tiếng với nghề làm miến dong.
Miến Cự Đà nức danh gần xa bởi độ giòn dai, thơm ngon và màu vàng óng ả. Nhờ các công đoạn chế biến tỉ mỉ, kỹ lưỡng mà miến dong ở đây luôn đảm bảo chất lượng.
Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về các công đoạn làm miến. Đồng thời khám phá thêm nhiều kiến trúc cổ kính khác tại ngôi làng 400 tuổi Cự Đà.
- Địa chỉ: xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội
Du lịch Hà Nội, ngoài khám phá các làng nghề truyền thống, du khách đừng quên dành thời gian để vui chơi tại VinKE & Vinpearl Aquarium – một trong những thiên đường giải trí cực HOT ở Thủ đô.
- Thủy cung Times City Vinpearl Aquarium là một trong những thủy cung hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay. Đây là nơi sinh sống của hơn 30.000 sinh vật biển. Đến đây, du khách không chỉ thoải mái check in mà còn được thưởng thức nhiều show diễn thú vị như: Nàng tiên cá, Cho cá ăn… hay trải nghiệm ngủ đêm dưới lòng đại dương…
- VinKE là không gian vui chơi trong nhà dành cho những gia đình có trẻ nhỏ. Tại đây, các bé sẽ được thỏa sức vui chơi ở khu trò chơi hiện đại, đồng thời trải nghiệm những nghề nghiệp tương lai như: đầu bếp, lính cứu hỏa, bác sĩ…
Du lịch Thủ đô mà bỏ qua các làng nghề ở Hà Nội thì quả là một thiếu sót lớn. Việc tìm hiểu về các nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm sẽ giúp bạn càng yêu hơn về những giá trị lịch sử, văn hóa mà cha ông ta đã xây dựng, gìn giữ và phát triển trong suốt thời gian qua.