Chùa Dâu Bắc Ninh được biết đến là trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam. Lễ hội chùa Dâu hàng năm cũng là dịp để các Phật tử từ khắp nơi về hành hương, cầu nguyện. Cùng tìm hiểu về lễ hội truyền thống đặc sắc này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ hội chùa Dâu được tổ chức ở đâu? Thời gian diễn ra lễ hội
Lễ hội chùa Dâu được tổ chức hàng năm từ ngày 8 - 9 tháng Tư Âm lịch với quy mô rộng lớn tại ba xã của vùng Dâu - Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay) là: Thanh Khương, Trí Quả và Hà Mãn. Lễ hội được tổ chức trong 4 ngôi chùa lớn thờ Tứ Pháp gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và chùa Tổ thờ bà Man Nương (mẹ của Tứ Pháp). Trong đó, lấy chùa Dâu làm trung tâm hội.
>>> Bỏ túi: 18 địa điểm du lịch tâm linh miền Bắc nổi tiếng linh thiêng 2023
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Dâu
Theo các bài thuyết minh về lễ hội chùa Dâu, ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời Thái Thú Sĩ Nhiếp từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226. Theo nhà văn Nguyễn Hữu là người tìm hiểu sâu về nguồn gốc lễ hội chùa Dâu cho biết: Sĩ Nhiếp là người đã có công truyền dạy chữ cho người dân trong vùng. Vì vậy, hàng năm cứ vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch (cũng là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni) người dân vùng Dâu lại tổ chức rước kiệu Sĩ Nhiếp và tượng công chúa Ngọc Tiên (con gái Sĩ Nhiếp) từ đền Lũng Khê về chùa Dâu để khai hội.
Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh được coi là cổ nhất trong những lễ hội ở Việt Nam còn tồn tại cho đến ngày nay. Lễ hội chùa Dâu có ý nghĩa quan trọng trong việc ôn lại những truyền thống lịch sử, phong tục tập quán tốt đẹp xa xưa. Đặc biệt, nó còn đáp ứng các nhu cầu về văn hoá tâm linh, là dịp để người dân cầu mong may mắn tốt lành, mưa thuận gió hoà. Từ đó khích lệ nhân dân cùng nhau đoàn kết xây dựng, giữ gìn và phát huy đời sống văn hoá tốt đẹp.
3. Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh có những hoạt động gì hấp dẫn?
Lễ hội chùa Dâu diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng nhưng cũng không kém phần náo nhiệt, sôi động của các trò chơi, diễn xướng dân gian mang đậm nét đặc trưng vùng Kinh Bắc. Chính điều này đã thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách thập phương đến tham gia, tìm hiểu.
3.1. Tận mắt chứng kiến phần lễ long trọng
Phần lễ của hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng. Sáng ngày mùng 8 chính hội, người dân các làng sẽ tổ chức rước tượng Tứ Pháp từ các chùa làng về tụ hội tại chùa Dâu. Đám rước gồm cờ quạt, ngựa thờ, tàn lọng, kiệu bát cống… từ khắp nơi kéo về.
Khi tới chùa Dâu thì diễn tích trò “Mẹ đuổi con" rồi tổ chức “cướp nước". Cuộc thi “cướp nước" là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) và bà Mưa (Pháp Vũ) xem ai về đích trước nhằm dự báo mùa màng. Đây là nghi lễ đặc sắc nhất của lễ hội chùa Dâu, được nhiều người dân, du khách đón đợi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân những năm gần đây lễ hội chùa Dâu không còn tổ chức lễ rước này nữa.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 12 lễ hội Hà Nội đặc sắc nhất nên tham dự ít nhất 1 lần trong đời
3.2. Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi trong phần hội
Cũng giống như nhiều lễ hội truyền thống khác của Việt Nam, lễ hội chùa Dâu diễn ra với rất nhiều hoạt động văn hoá, thể thao sôi động. Du khách tới đây dịp này có thể tham gia cổ vũ, trải nghiệm cùng người dân địa phương trong các hoạt động văn hoá dân gian độc đáo như: hát quan họ trên thuyền rồng, múa rối nước, hát trống quân, hát văn, thi cờ tướng, thi đấu bóng chuyền…
>>> CHECK-IN bản đồ du lịch miền Bắc với 20 địa điểm phải đến 1 lần trong đời
3.3. Tham quan, chiêm bái chùa Dâu
Mặc dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa nhưng chùa Dâu ngày nay vẫn còn giữ được nét đẹp cổ kính, uy nghiêm. Tọa lạc ngay chính giữa chùa là tháp Hòa Phong 9 tầng, nhưng ngày ngay chỉ còn 3 tầng cao 17m, được xây bằng gạch lớn, nung già. Trên tháp là chiếc chuông đồng và khánh đồng được đúc từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.
Qua tháp Hòa Phong, du khách sẽ đến với Tiền đường. Tại đây đặt rất nhiều tượng phật cổ được thiết kế chạm khắc tinh xảo như: tượng Hộ pháp, Đức Ông, Bát Bộ Kim Cương, Đức Thánh Hiền… Tiếp đến là Thượng điện mang vẻ tĩnh lặng, trang nghiêm. Đây là nơi để du khách có thể chiêm bái, bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh đã bảo vệ cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc.
>>> Tham khảo: Về xứ Kinh Bắc trẩy Hội Lim trải nghiệm không gian lễ hội đặc sắc
Sau khi tham gia lễ hội chùa Dâu, bạn có thể ghé thăm các địa điểm vui chơi hấp dẫn khác tại Hà Nội. Thiên đường giải trí phía Đông Thủ đô - VinWonders Wave Park & Water Park (cách chùa Dâu khoảng 16km) và VinKE & Vinpearl Aquarium (cách khoảng 22km) sẽ là những gợi ý tuyệt vời.
VinWonders Wave Park & Water Park là điểm vui chơi mới nổi của Thủ đô. Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động giải trí hàng đầu như: thoả thích bơi lội trong hồ nước mặn lớn nhất châu Á, lướt sóng tại bể tạo sóng lớn nhất thế giới… Bạn còn được tha hồ thả dáng check-in cực chất cùng các background sang xịn lưu giữ những kỷ niệm đẹp bên người thân, bạn bè.
Trong khi đó, thuỷ cung Vinpearl Aquarium lại đưa du khách đến với một thế giới đại đương đầy bí ẩn với hàng ngàn sinh vật biển cùng nhiều show trình diễn hấp dẫn. Đặc biệt với các bạn nhỏ, VinKE sẽ mang đến các mô hình hướng nghiệp đầy bổ ích và hàng trăm trò chơi hiện đại cùng các trò chơi vận động đầy thú vị.
Booking vé vui chơi VinWonders Wave Park & Water Park
Booking vé vui chơi VinKE & Vinpearl Aquarium
Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử, chùa Dâu Bắc Ninh đã tồn tại và trở thành một điểm đến thiêng liêng của Phật tử trên khắp cả nước. Lễ hội chùa Dâu Bắc Ninh không chỉ đơn thuần là một sự kiện văn hóa truyền thống, mà còn là một hành trình tìm nguồn cội. Tại đây, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp tinh tế và giá trị tâm linh mà ngôi chùa ấy mang lại.