Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Staynfun
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Tìm hiểu về chùa Báo Ân Hà Nội: Ngôi cổ tự lớn bậc nhất Thăng Long xưa

26/01/2024 16.347

Bạn có biết rằng trên khu đất cạnh bờ Hồ Gươm mà ngay nay là tòa nhà Bưu điện thành phố Hà Nội, đã từng tồn tại chùa Báo Ân - một trong những ngôi chùa đặc biệt nhất của Thủ đô.

Chùa Báo Ân Hà Nội

Nếu có dịp du lịch miền Bắc hay cụ thể hơn là du lịch Hà Nội, bạn hãy dành chút thời gian ghé Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) và tìm tháp Hòa Phong, một dấu tích còn sót lại của ngôi cổ tự lớn nhất Thăng Long xưa: chùa Báo Ân. Hãy cùng tìm hiểu về ngôi chùa đẹp đã từng tồn tại trong lịch sử này qua bài viết dưới đây.

1. Chùa Báo Ân ở đâu?

Trong quá khứ, chùa Báo Ân được xây dựng tại một vị trí vô cùng đắc địa bởi nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố của nước (thuỷ) và gió (phong). Chùa được xây dựng với quy mô vô cùng lớn, gồm 180 gian và 36 nóc nhà, xung quanh là tường lục giác bao bọc. Ngoài lối kiến trúc cầu kỳ, chùa còn sở hữu khối lượng tượng cực kỳ lớn. Các pho tượng tại chùa đều được sơn son thếp vàng, được khảm xà cừ vô cùng sinh động và tỉ mỉ.

Chùa Báo Ân từng nằm tại bờ đông Hồ Hoàn Kiếm, mặt trước quay ra sông Hồng và mặt sau dựa vào hồ. Đây là vị trí vô cùng đắc địa bởi nằm ngay trung tâm Hồ Hoàn Kiếm, nằm trên phố đi bộ Hà Nội ngày nay, là một trong những địa điểm vui chơi ở trung tâm Hà Nội thu hút rất nhiều khách du lịch. Khi đến đây, du khách có thể kết hợp đi tham quan và thưởng thức các món ăn đặc trưng tại phố cổ Hà Nội

Chùa Báo Ân Hà Nội

>>> Đi chơi đâu gần Thủ đô? Tham khảo ngay: Địa điểm du lịch gia đình gần Hà Nội ĐẸP, “cả nhà cùng thích”

2. Lịch sử chùa Báo Ân - ngôi cổ tự lớn bậc nhất Thăng Long xưa

Đất Thăng Long từ xưa đã nổi tiếng với rất nhiều ngôi chùa mang đậm nét dấu ấn văn hoá – lịch sử. Trải qua bao trận chiến tranh hào hùng, rất nhiều chùa chiền, di tích lịch sử đã bị phá huỷ hoặc không còn nguyên vẹn. Một trong số đó là chùa Báo Ân (còn được gọi là chùa Liên Trì) từng là ngôi chùa hoành tráng bậc nhất miền Bắc vào thế kỷ XIX.

Với lối kiến trúc độc đáo, chùa Báo Ân là biểu tượng cho tư tưởng “cư Nho mộ Thích”, nghĩa là học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng đạo Phật. Chùa được xây dựng vào thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847), do Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đứng ra quyên góp tiền và chủ trì xây dựng.

Chùa Báo Ân Hà Nội

Tháng 11 năm 1885, thực dân Pháp sau khi hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã tiến hành đổ đất và lấp toàn bộ các chỗ trũng ở Hà Nội. Jean-Marie de Lanessan - Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ đã ra lệnh đốt hết các nhà lá quanh Hồ Hoàn Kiếm. 

Đến năm 1888, thực dân Pháp phá hủy chùa Báo Ân để xây bưu điện Hà Nội. Đêm ngày 22 tháng 1 năm 1891, 300 nóc nhà ở phố Cầu Gỗ, Hàng Mắm, Hàng Bè, Hàng Thùng, Hàng Vôi đã bị thiêu rụi. Đêm ngày 28 tháng 1 năm 1891, vụ cháy lớn thứ 2 xảy ra thiêu hủy cả thôn Cự Lâu khiến chùa Báo Ân chỉ còn là mảnh đất hoang tàn. Mặc dù vậy, đối với người dân Hà Nội, ngôi chùa vẫn mãi trong lòng người dân thủ đô.

Chùa Báo Ân Hà Nội

>>> Xem thêm: 19 ngôi chùa Hà Nội linh thiêng, thu hút nhiều du khách

3. Tháp Hòa Phong - dấu tích duy nhất của chùa Báo Ân tồn tại tới ngày nay

Tháp Hòa Phong chùa Báo Ân nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tháp Hòa Phong thường bị lầm tưởng là công trình thuộc quần thể kiến trúc Tháp Rùa nhưng thực ra đây là dấu tích duy nhất còn tồn tại tới ngày nay của chùa Báo Ân, ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19. 

Sự tồn tại của Tháp Hòa Phong giữa lòng Thủ đô Hà Nội từ lâu đã trở nên quen thuộc và ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ người dân Hà Nội. 

3.1. Lối kiến trúc độc đáo của Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong có hình dáng vuông vức, gồm 3 tầng và nhỏ dần về phía trên. Trong đó:

  • Tầng 1 của tòa tháp có lối đi dạng vòng cung và tỏa ra 4 hướng. Ngay phía trên 4 cửa là tên Báo Nghĩa môn, Báo Ân môn, Báo Phúc môn và Báo Đức môn. 
  • Tầng 2 tòa tháp là bốn bức tượng nghê đá hướng về phía Đông. 
  • Trên tầng 3 là biển hiệu ghi dòng chữ “Hòa Phong Tháp”, đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô bằng đá. 

Tất cả cấu trúc tòa tháp đều được làm bằng gạch trần. Kiểu tháp này xuất hiện rất hiếm ở các công trình kiến trúc Phật giáo. 

Chùa Báo Ân Hà Nội

Chùa Báo Ân ngày nay chỉ còn là một giai thoại và ngọn Tháp Hòa Phong xưa cũ đã chứng kiến biết bao đổi thay của Thủ đô. Hàng liễu rủ quanh hồ Hoàn Kiếm càng làm tôn lên nét đẹp uy nghiêm, cổ kính của ngọn tháp này. Trải qua bao nhiêu năm tháng, ngọn tháp vẫn vững chãi, trầm mặc đứng đó ngắm nhìn dòng người qua lại và dần trở thành chứng tích sống mãi trong lòng người dân thủ đô Hà Nội. 

Chùa Báo Ân Hà Nội

3.2. Các hoạt động du lịch tại Tháp Hòa Phong

Tháp Hòa Phong tồn tại đến ngày nay như một phần cuộc sống của người dân Thủ đô, trở thành một trong số những địa điểm vui chơi Hà Nội của du khách khi tới du lịch. Mọi du khách cả trong và ngoài nước khi ghé thăm Hà Nội đều có thể tự do tham quan, chụp ảnh check-in và nghe hướng dẫn viên du lịch kể về lịch sử ngọn tháp. Hãy diện những bộ áo dài tung bay trong gió, đứng bên cạnh Tháp Hòa Phong cùng vẻ đẹp lung linh của Hồ Hoàn Kiếm, chắc chắn bạn sẽ có những tấm ảnh siêu đẹp mang về. 

Chùa Báo Ân Hà Nội

Do tháp là di tích cổ và nằm bên hồ nên rất khó tránh khỏi những người dân thiếu ý thức đánh dấu, vẽ tên hay vẽ bậy lên tường tòa tháp. Hãy là những vị khách du lịch văn minh, cẩn thận giữ gìn tòa tháp cổ lịch sử này bạn nhé! 

Ngoài ra, Hà Nội cũng có rất nhiều địa điểm vui chơi Hà Nội buổi tối cực kỳ thú vị, độc đáo. Nằm ngay trung tâm Phố cổ nên du khách có thể tham khảo rất nhiều địa điểm sôi động như Phố bia Tạ Hiện, chợ đêm phố cổ, các quán cafe siêu chill view Hồ Hoàn Kiếm,...

>>> Tham khảo: 15+ địa điểm đi chơi Hà Nội cho sinh viên “mê” check-in

4. Các ngôi chùa linh thiêng khác ở Hà Nội

Vì Tháp Hòa Phong nằm ngay tại trung tâm Thủ đô nên rất gần với những địa điểm tham quan du lịch hay những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng khác tại Hà Nội. Dưới đây là một số ngôi chùa linh thiêng khác mà bạn có thể thêm vào lịch trình du lịch trong ngày: 

Để khám phá hết Hà Nội, ngoài những ngôi chùa linh thiêng du khách có thể du xuân cầu may mắn, bình an đầu năm thì còn rất nhiều những địa điểm vui chơi hấp dẫn khác: Lăng Bác, phố cổ Hà Nội, Hoàng Thành Thăng Long, cầu Long Biên, phố bích họa Phùng Hưng, Nhà Thờ Lớn Hà Nội,... 

Không chỉ vậy, Hà Nội còn có một “đại dương thu nhỏ” ngay giữa lòng Thủ đô với hơn 30.000 loài sinh vật độc đáo chính là thủy cung Times City Vinpearl Aquarium tại Times City, cách chùa Báo Ân khoảng 5,1km. 

Chùa Báo Ân Hà Nội

Nếu gia đình có con nhỏ, hãy đưa bé đến VinKE để trải nghiệm những trò chơi cực kỳ vui, vào vai những nghề nghiệp tương lai mà bé mơ ước. VinKE & Vinpearl Aquarium chính là thiên đường giải trí rộng lớn dành cho mọi lứa tuổi. Đây là 1 trong những khu vui chơi cho trẻ em ở Hà Nội nổi tiếng thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, khám phá cho các bạn nhỏ vào dịp cuối tuần.  

Chùa Báo Ân Hà Nội

Booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium 

Mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến chắc chắn sẽ mang tới cho du khách những cung bậc cảm xúc và những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình du lịch. Vẻ đẹp của chùa Báo Ân - ngôi cổ tự lớn nhất Thăng Long xưa thật đáng gìn giữ vì đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà nó còn là minh chứng cho một thời kỳ vàng son của dân tộc. 

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn