Tranh làng Hồ được xem là nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, hấp dẫn và độc đáo từ đề tài, khuôn hình đến màu sắc. Vì vậy, làng tranh Đông Hồ luôn nằm trong check-list những điểm đến tham quan hấp dẫn của khách du lịch.
1. Giới thiệu tranh làng Hồ
Sử dụng chất liệu hoàn toàn tự nhiên với màu sắc ấm áp, gần gũi, tranh dân gian Đông Hồ được nhiều người ưu tiên lựa chọn để trang trí. Vậy tranh làng Hồ là gì?
Tranh Đông Hồ có tên gọi đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Đây là dòng tranh dân gian của Việt Nam, bắt nguồn từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Trước đây, tranh làng Hồ được sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu trang trí nhà cửa vào dịp Tết Nguyên đán. Người dân nông thôn thường mua tranh về dán lên tường nhằm trang hoàng nhà cửa, hết năm sẽ thay bằng tranh mới.
Tranh dân gian Đông Hồ tuy dân dã nhưng lại chứa đựng những thông điệp đầy tính nhân văn. Nói cách khác, tranh làng Hồ luôn mang ý nghĩa nhân văn to lớn, phản ánh tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống hằng ngày của người dân lao động như Đấu vật, Hứng dừa, Chăn trâu thổi sáo, Đánh ghen…; thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp như Phú quý, Lợn đàn, Vinh hoa, Lễ trí, Vinh hoa, Nhân nghĩa… Đặc biệt, dòng tranh này còn đề cập đến cuộc sống vợ chồng, lứa đôi với góc nhìn hóm hỉnh mà sâu sắc.
>>> Xem thêm: 27 điểm du lịch gần Hà Nội cực chill để 'đi trốn' cuối tuần 2024
2. Dòng tranh dân gian Đông Hồ có gì đặc biệt?
Tranh làng Hồ sở hữu tuổi đời lâu năm, được xem là nét đặc trưng của xứ Kinh Bắc. Vậy điều gì đã làm nên thương hiệu của làng nghề tranh Đông Hồ nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng?
2.1. Giấy dùng để vẽ tranh
Tranh làng Hồ được vẽ trên giấy gì là câu hỏi mà nhiều du khách đặt ra khi trực tiếp chứng kiến, tham gia vào quy trình làm tranh. Theo chia sẻ từ các nghệ nhân tại làng tranh Đông Hồ, giấy vẽ tranh được làm từ vỏ con điệp.
Sau khi nghiền nát, nghệ nhân sẽ trộn vỏ con điệp với hồ (bột gạo tẻ, bột gạo nếp hoặc bột sắn). Kế tiếp, người thợ sẽ dùng chổi lá thông quét lên bề mặt giấy để tạo ra loại giấy lấp lánh khi để ngoài ánh sáng. Vì vậy, giấy vẽ tranh làng Hồ còn được gọi là giấy điệp.
2.2. Màu sắc
Bên cạnh giấy vẽ tranh, màu sắc cũng là yếu tố góp phần làm nên sự độc đáo, thu hút của tranh dân gian Đông Hồ. Màu vẽ được làm hoàn toàn tự nhiên, không pha trộn, gồm 4 màu cơ bản: đen từ than lá tre, xanh từ gỉ đồng hoặc lá chàm, đỏ từ sỏi son hoặc gỗ vang và vang là hoa hòe.
Tùy vào sở thích, độ đậm của tranh, nghệ nhân sẽ pha trộn các màu cơ bản để tạo ra màu sắc đa dạng hơn, từ đó làm nổi bật các chi tiết trong tranh làng Hồ.
Được làm 100% từ thành phần tự nhiên, tranh Đông Hồ rất đặc biệt, không nhầm lẫn với bất kỳ tranh nào khác. Chính vì vậy, dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng tranh dân gian Đông Hồ vẫn được ưa chuộng, lưu truyền đến bây giờ, đồng thời được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
2.3. Các loại tranh làng Hồ
Người dân làng Hồ xem tranh Đông Hồ như hơi thở, một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi bức tranh là một thông điệp, một ý nghĩa riêng với mong muốn xây dựng cuộc sống gia đình thuận hòa, sung túc, ấm no và an nhàn mà nghệ nhân muốn truyền tải đến người xem khi phác họa lại đời sống thường ngày.
Tùy vào nội dung chủ đề, tranh làng Hồ có thể chia thành 7 loại chính, bao gồm: tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh thờ, tranh phương ngôn, tranh truyện, tranh phản ánh sinh hoạt và tranh cảnh vật.
>>> Dắt túi: Du lịch gần Hà Nội 1 ngày - TOP địa điểm ăn chơi vừa KHỎE vừa VUI
3. Tìm hiểu quy trình sản xuất tranh làng Đông Hồ
Trước khi làm tranh làng Hồ, nghệ nhân sẽ chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết để quá trình thực hiện diễn ra trơn tru. Một số vật dụng cần có bao gồm:
- Bản khắc gỗ hay khắc ván để in tranh: nghệ nhân chuyển mẫu vẽ trên giấy lên bản khắc gỗ
- Giấy điệp làm từ vỏ con điệp trộn với hồ, sau đó dùng chổi lá thông quét lên bề mặt và phơi khô
- Màu sắc gồm 4 màu cơ bản đen, đỏ, xanh và vàng
- Bìa làm từ hộp gỗ bằng gỗ, không có nắp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu cần thiết, nghệ nhân sẽ tiến hành vẽ tranh làng Hồ. Quy trình này gồm 2 bước:
- Bước 1: Sáng tác mẫu (khắc ván in)
Số màu của một bức tranh làng Hồ chính là số bản khắc ván in và số lần in bản khắc lên tranh. Ván khắc in tranh được chia thành 2 loại: ván in màu và ván in nét. Trong đó, ván in nét làm từ gỗ thừng mực hoặc gỗ thị. Dụng cụ khắc ván là các mũi đục hay bộ ve làm từ thép cứng (từ 30 - 40 chiếc/bột).
- Bước 2: In màu
Quy trình in màu rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Mỗi ngày chỉ được in một màu. Sau khi màu này khô mới in màu tiếp theo.
Bên cạnh đó, thứ tự in màu lên tranh làng Hồ cũng cần tuân theo trình tự nhất định để đảm bảo cho ra thành phẩm đẹp nhất:
Ngày 1: in bản khắc gỗ màu đỏ
Ngày 2: in bản khắc gỗ màu xanh
Ngày 3: in bản khắc gỗ màu vàng
Ngày 4: in bản khắc gỗ màu xám
Ngày 5: in bản khắc gỗ màu đen
4. Ý nghĩa của tranh làng Hồ
Về giá trị nghệ thuật: tranh làng Hồ mang tính biểu tượng, trang trí nhưng vẫn giữ được nét đơn giản, mộc mạc và gần gũi với đời sống hằng ngày của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Về nội dung: tranh Đông Hồ phản ảnh sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần của con người và xã hội theo quan điểm mỹ học dân gian của người dân. Mỗi bức tranh là một ước mơ của người lao động về cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no và xã hội công bằng, tốt đẹp.
Một số tranh Đông Hồ ý nghĩa sâu sắc có thể kể đến gồm:
- Tranh Gà mẹ và đàn con: bức tranh nói về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình và trách nhiệm cao cả của cha mẹ với con cái.
- Tranh Đàn lợn âm dương: thể ước mong cuộc sống an nhàn, sung túc của người lao động.
Tranh Gà trống và hoa hồng: gà trống đại diện cho 5 phẩm chất tốt đẹp: dũng, nhân, tín, văn, võ. Bức tranh làng Hồ này mang hàm ý cầu mong năm mới cát tường, vạn thọ cho ngày xuân.
- Tranh Đám cưới chuột: thể hiện tính cách chất phác, thuần hậu của người dân, đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc, ý nghị. Đám cưới chuột khoác tái hiện cuộc sống của tầng lớp xã hội phong kiến một cách hài hước, sâu sắc thông qua hình ảnh các con vật.
- Tranh Cá chép trông trăng (Lý ngư vọng nguyệt): ngụ ý về ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó và phấn đấu trong con đường học hành.
Tranh Vinh hoa: ước mong về năm mới ý nguyện hiển đạt với đầy đủ đức hạnh quân tử: tín, dũng, nhân, nghĩa và văn võ song toàn cho người đàn ông - người trụ cột của gia đình.
- Tranh Đánh ghen: là một trong những bức tranh sinh hoạt dí dỏm, hài hước nhưng có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Bức tranh làng Hồ này như một lời cảnh báo những hành động của cha mẹ sẽ đi sâu vào tâm thức của con trẻ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này.
- Tranh Mục đồng thổi sáo: tái hiện hình ảnh thanh bình, an lạc trong cuộc sống cơ hàn, nghèo khổ của đám trẻ chăn trâu.
- Tranh Trê cóc kiện nhau: là bi hài kịch về sự ngu dốt, thiếu hiểu biết của dân đen, đồng thời phản ánh thói tham nhũng của quan lại trong xã hội cũ.
5. Địa điểm mua, xem tranh Đông Hồ
Với giá trị nhân văn sâu sắc, tranh làng Hồ được rất nhiều người yêu thích và chọn làm vật trang trí. Nhiều khách du lịch Hà Nội khi có dịp ghé thăm xứ Kinh Bắc nhất định phải tìm đến làng tranh Đông Hồ để mua những bức tranh độc đáo và giàu tính nhân văn này.
Nếu chưa biết nên mua tranh làng Hồ ở đâu, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
- Tại Bắc Ninh: du khách hãy ghé làng tranh Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 25km. Ngôi làng này tọa lạc bên bờ Nam sông Đuống hiền hòa, cạnh bến đò Hồ nay là cầu Hồ.
- Tại Hà Nội:
- Số 19, ngõ 179 đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội
- Bảo tàng Lịch sử quốc gia: nơi đây đang lưu giữ và trưng bày khoảng 40 bức tranh làng Hồ. Mỗi bức tranh là một đề tài khác nhau với kích thước trung bình: dài 35cm và rộng 25cm. Các bức tranh làng Hồ đang được bảo quản tại kho hiện vật của bảo tàng.
>>> Tham khảo: Danh sách 20 bảo tàng ở Hà Nội nổi tiếng, thu hút du khách 2023
6. Một số hình ảnh tranh làng Hồ
Được tôn vinh và công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, tranh làng Hồ đã trở thành phần không thể thiếu trong đời sống của người dân lao động Việt Nam. Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh tranh làng Hồ dưới đây:
Du lịch Hà Nội, ngoài khám phá làng tranh dân gian Đông Hồ gần Thủ đô, du khách còn có thể thăm thú nhiều địa điểm vui chơi hấp dẫn khác như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, công viên Thống Nhất, công viên Thủ Lệ… Đặc biệt, bạn đừng quên ghé thủy cung Vinpearl Aquarium, vui chơi ở VinKE tại Times City. Hai địa điểm này nằm trong tổ hợp thủy cung, khu vui chơi, giải trí và giáo dục hướng nghiệp VinKE & Vinpearl Aquarium tại trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Times City.
VinKE được phát triển theo mô hình “học mà chơi” phù hợp với các bé từ 5 - 12 tuổi. Tại đây, các bé sẽ được thử sức với các nghề nghiệp tương lai như bác sĩ, đầu bếp, công an… Thông qua hoạt động này, cha mẹ có thể lồng ghép những bài học bổ ích để giáo dục trẻ, đồng thời định hướng tương lai cho bé. Không chỉ vậy, khu máy game sở hữu hàng trăm máy game hiện đại còn mang đến những giây phút vui chơi thoải mái, vui vẻ, phù hợp với người chơi ở mọi lứa tuổi.
Ghé thăm thủy cung Times City, bạn sẽ được khám phá thế giới đại dương bao la giữa lòng Thủ đô. Thủy cung Vinpearl Aquarium được chia thành 3 phân khu và là nơi trú ngụ của hơn 30.000 sinh vật biển đa sắc màu:
- Khu cá nước ngọt: cá sấu hỏa tiễn, cá hải tượng, cá phụng…
- Khu cá nước mặn: cá cần câu, cá mặt quỷ, cá mao tiên, cá mú nghệ…
- Khu hang động bò sát: rồng Nam Mỹ, cá sấu, rồng bạch tạng, kỳ đà hoa…
Không chỉ ngắm nhìn những loài sinh vật biển độc đáo, du khách ghé thủy cung Vinpearl Aquarium còn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị khác như:
- Chiêm ngưỡng và check-in cùng nàng tiên cá
- Tự tay cho chim cánh cụt, cá chép Koi ăn
- Tìm hiểu bữa ăn loài rùa
- Làm quen với bò sát
- v.v
Booking vé vào cửa VinKE & Vinpearl Aquarium
Tranh làng Hồ với hình tượng rõ ràng, ngôn ngữ tạo hình đơn giản, dễ hiểu đã nói lên tâm tư tình cảm, mong ước và khát vọng của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bằng góc nhìn sâu sắc, các nghệ nhân làng Hồ đã khéo léo đưa vào tranh những lời hay, ý đẹp, kinh nghiệm và bài học ý nghĩa được đúc rút qua cuộc sống mà bao đời đã để lại. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về dòng tranh dân gian đặc sắc này, từ đó thêm yêu, thấu hiểu và gìn giữ một nét đẹp của văn hóa dân tộc.