Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Độc đáo tranh làng Sình Huế – nét đặc trưng của loại hình hội hoạ dân gian

19/01/2024 22.688

Tranh làng Sình được biết tới là một trong những nhân chứng sống có bề dày lịch sử lâu đời ở xứ kinh kỳ. Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm của thời gian, tranh làng Sình ngày nay vẫn còn tồn tại và được gìn giữ phát triển.

Tranh làng Sình

Cùng với dòng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống ở miền Bắc, tranh làng Sình xứ Huế cũng góp phần làm nên sự đa dạng và phong phú cho dòng tranh dân gian của nước ta. Trong chuyến du lịch Huế, nếu bỏ qua lịch trình khám phá làng nghề tranh dân gian làng Sình sẽ là một thiếu sót rất lớn.

Làng Sình Huế có địa chỉ ở thôn Lại Ân, xã Phú Mậu cách trung tâm Tp. Huế khoảng 10km về phía Bắc. Ngôi làng nằm ven sông Hương, liền kề ngã ba sông Hương hợp với sông Bồ.

Trước đây, vào khoảng thế kỷ XV, có rất nhiều người dân ở các tỉnh lân cận đã tới đây và lập ra làng Sình. Có thời điểm, ngôi làng này được biết tới là một trong những trung tâm buôn bán sầm uất bậc nhất xứ kinh kỳ. 

Đến với làng Sình Huế ngày nay, du khách sẽ được khám phá nét độc đáo của tranh làng Sình, hòa mình cùng lễ hội vật làng Sình mùng 10 tháng Giêng âm lịch hay thưởng thức các món ăn đặc sản có 1-0-2 như: bánh ép, cơm hến, bánh bột lọc, bún bò Huế,...

Tranh làng Sình

Điểm nổi bật nhất của làng Sình đó chính là nghề làm tranh mộc bản cổ truyền, hay còn được biết tới với cái tên tranh làng Sình Huế. Nguồn gốc của tranh làng Sình Huế đã có từ cách đây khoảng hơn 400 năm. 

Tranh làng Sình

Thuở đầu, khi mới xuất hiện, tranh làng Sình thường được sản xuất để phục vụ nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng, cầu an lành cho một năm mưa thuận gió hòa. Trải qua nhiều thế kỷ, chứng kiến bao thay đổi của mảnh đất cố đô. Tranh làng Sình ngày nay còn được sử dụng rộng rãi hơn để chơi Tết, quà biếu tặng, trang trí ở nhiều lễ hội truyền thống. Đặc biệt hơn, làng nghề này cũng đã trở thành địa chỉ được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm mỗi năm.  

Tranh làng Sình

>>> Tìm hiểu thêm nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa phi vật thể đáng tự hào, loại hình âm nhạc nghệ thuật độc đáo ở Việt Nam

Ghé thăm làng Sình xứ Huế, du khách sẽ được tự mình trải nghiệm các công đoạn để làm ra một bức tranh. Nghe những nghệ nhân làng Sình chia sẻ câu chuyện, nét độc đáo của loại hình hội họa dân gian này và cũng có thể mua tranh làng Sình về làm quà sau chuyến du lịch. 

Tranh làng Sình

Theo lời kể của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đã có hơn 60 năm gắn bó với làng nghề cho biết: “Dòng tranh này trước đây thường được sử dụng để thờ cúng, tín ngưỡng với gần 50 đề tài chính. Phần lớn đề tài tranh dân gian làng Sình Huế sẽ tái hiện lại những nét tín ngưỡng cổ xưa, tả cảnh sinh hoạt xã hội, các lễ hội Huế truyền thống”.

Các dòng tranh thờ làng Sình được chia thành những loại như sau:

  • Tranh nhân vật: Tượng Bà, ông Điệu, ông Đốc và Tờ bếp
  • Tranh đồ vật: quần áo, tiền, dụng cụ gia đình, cung tên, tiền, áo ông/ bà, áo binh (có kích thước khá nhỏ)
  • Tranh con vật: vẽ gia súc, voi, cọp, 12 con giáp để phục vụ đốt vàng mã
Tranh làng Sình

Về nguyên liệu và cách pha màu cho tranh:

  • Nguyên liệu giấy in để làm tranh là giấy mộc. Trước đây, loại giấy này được người dân làng Sình đi xuôi về Phá Tam Giang thuộc thị trấn Lăng Cô để cào điệp, loài sò điệp có màu sắc đa dạng, mang về giã thành bột, trộn với hồ, rồi quét lớp bột này lên giấy gió thì mới được coi là loại giấy in tranh đạt tiêu chuẩn.
  • Bút vẽ cũng được chuẩn bị kỳ công, lấy nguyên liệu từ những cây dứa mọc hoang ngoài đồng.
  • Những tông màu chủ yếu để pha màu cho tranh là màu đỏ, màu đen, màu tím và màu vàng được lấy từ những nguyên liệu tự nhiên như: búp hoa hòe non, hạt mồng tơi, nước lá bàng, tro rơm nếp,...
Tranh làng Sình

Mỗi tác phẩm của tranh làng Sình sẽ được tạo ra từ một khuôn gỗ hoàn chỉnh. Nghệ nhân vẽ tranh sẽ dùng mực màu đen để tạo khuôn tranh trước trên bản mộc (làm bằng gỗ mít), sau đó sẽ dùng giấy in thành một bức tranh thô.

Tranh làng Sình sẽ phải trải qua đủ 7 công đoạn bao gồm: cắt giấy, quét sò điệp, in tranh lên mộc bản, phơi tranh, pha màu, đổ màu và bước cuối cùng là điểm nhãn tranh. Các bước này khá cầu kỳ và làm hoàn toàn thủ công. 

Tranh làng Sình

Vào năm 2007, tranh làng Sình đã được nhà nước ta công nhận như một di sản văn hóa cần được gìn giữ và bảo tồn của dân tộc. Ngày nay, khi tới du lịch Huế, nhiều du khách cũng đã tới làng Sình để tham quan, tìm hiểu thêm về nét văn hóa hội họa dân gian này. 

Tranh làng Sình

Nếu có dịp du lịch cố đô, du khách hãy tới và trải nghiệm quy trình kỳ công để tạo ra những bức tranh làng Sình Huế nổi tiếng nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp ghé thăm những địa điểm du lịch, di tích lịch sử nổi tiếng như: chùa Thiên Mụ, Đại Nội Huế, Cung An Định, Lăng Khải Định,… và thưởng thức món ăn ngon ở Huế như: cơm hến, chè Huế, bún bò Huế,…

Tranh làng Sình

Khám phá tranh làng Sình, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Đại nội Huế,... sẽ là những gợi ý hoàn hảo nhất dành cho bạn trong chuyến du lịch đến với xứ Huế mộng mơ. Hãy lưu ngay những “tọa độ” hấp dẫn này vào sổ tay du lịch để không bỏ lỡ bất cứ điểm đến nào bạn nhé! Chúc bạn có một chuyến du lịch đầu năm đến với xứ Huế đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ.

Ngoài ra, khi đi du lịch Huế, du khách nên kết hợp du lịch Hội An bởi khoảng cách hai địa điểm du lịch hút khách này tương đối gần. Nếu có dịp tới Hội An, du khách đừng quên nghỉ dưỡng tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An và vui chơi giải trí tại VinWonders Nam Hội An. Quần thể nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đa sắc văn hóa, muôn màu trải nghiệm chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm ấn tượng bậc nhất.

tranh làng Sìnhtranh làng Sình

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn