Đặt ngay
Tìm kiếm khách sạn
Khách sạn
Vé MB & Khách sạn
Tour & Trải nghiệm
Staynfun
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
Ngày nhận - Trả phòng
Số phòng - Số người
App MyVinpearl
5,0 2.223 đánh giá
vinpearl vinpearl

Lịch sử tìm kiếm

Từ khóa phổ biến

Ưu đãi mới

Cẩm nang du lịch

Đặt ngay

Rằm Trung thu là ngày nào, có ý nghĩa gì? Các hoạt động thú vị dịp này

18/06/2023 9.411

Rằm Trung thu theo truyền thống của người Việt là ngày “lành” để tế Thần Mặt trăng, cầu nguyện cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp vui chơi của trẻ nhỏ, các gia đình được đoàn viên.

Rằm Trung thu hay còn được gọi là Tết Đoàn viên, người dân Việt Nam thường mượn ngày này để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ bằng những món quà, lời hỏi thăm. Trong ngày Tết trung thu, nhiều hoạt động vui chơi cũng được tổ chức nhằm gắn kết mọi người, lưu giữ những nét đẹp truyền thống. 

1. Rằm Trung thu là ngày nào? Có từ bao giờ?

Rằm Trung thu là ngày bao nhiêu? Đây là một trong những ngày Tết cổ truyền trong văn hóa, phong tục của người Việt. Đêm rằm Trung thu vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, thường là lúc có ánh trăng sáng và đẹp nhất. Thời điểm này, người dân đã thu hoạch xong mùa vụ, bắt đầu cho những hoạt động trong ngày lễ hội trăng rằm. 

Rằm Trung thu

Ngày Trung thu hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như Tết Đoàn viên, Tết Thiếu  nhi, Tết Trông trăng… Nhắc đến rằm Trung thu, người ta thường nghĩ đến hình ảnh chú Cuội, chị Hằng. 

Theo những câu chuyện cổ tích xưa kể lại, trước đây trên cung trăng có một cô tiên xinh đẹp có tên là Hằng Nga. Trong một ngày nọ, khi Ngọc Hoàng tổ chức hội thi làm bánh ngày rằm, chị Hằng Nga xuống nhân gian để tham khảo các công thức làm bánh thì gặp chú Cuội. Dù hay nói dối nhưng Cuội lại nấu ăn rất giỏi và được nhiều trẻ con yêu mến. 

Chị Hằng Nga đã nhờ chú Cuội làm bánh. Những nguyên liệu được chú Cuội kết hợp hài hòa tạo nên một chiếc bánh cực kỳ thơm ngon. Cũng nhờ chiếc bánh này mà Hằng Nga được Ngọc Hoàng ban thưởng. 

Vì không nỡ rời xa chị Hằng nên chú Cuội đã theo chị Hằng lên cung trăng. Dù vậy, chỉ được một thời gian ngắn, chú Cuội đã rất nhớ nhà, nhớ các em nhỏ nên ngồi khóc một mình dưới gốc đa và nhìn xuống trần gian. Theo tương truyền dân gian, ngày rằm tháng Tám là ngày Ngọc Hoàng cho phép chú Cuội và chị Hằng được xuống trần gian để chơi đùa cùng với các em nhỏ, đây cũng chính là nguồn gốc mà ngày Tết Trung thu được hình thành. 

>>> Xem ngay: Tìm hiểu 12 món đồ chơi Trung Thu truyền thống cho bé trải nghiệm 2024 

2. Phong tục cúng rằm Trung Thu ở Việt Nam

2.1. Chuẩn bị mâm ngũ quả rằm Trung thu

Rằm Trung thu

Chuẩn bị mâm cúng rằm Trung thu hay mâm cỗ Trung thu là nét đẹp truyền thống vào ngày Tết Đoàn viên của người Việt. Cúng rằm Trung thu là cách gia chủ bày tỏ sự kính trọng, tri ân đến bậc gia tiên, cầu mong về tài lộc, bình an, sức khỏe. 

Chuẩn bị mâm cúng rằm Trung thu tùy vào phong tục của mỗi vùng miền và nhu cầu của từng gia đình. Tuy nhiên nhìn chung, cúng rằm Trung thu thường bao gồm các lễ vật như: hương, lọ hoa, đèn nến, đĩa trái cây, xôi, bánh dẻo hoặc bánh trung thu, gà luộc, gạo, muối… 

Sau khi bày biện xong, gia chủ sẽ đọc văn khấn rằm Trung thu để dâng lên bàn thờ gia tiên. 

2.2. Tìm hiểu cách cúng rằm Trung Thu

Rằm Trung thu

Cách cúng rằm Trung thu không quá cầu kỳ, người Việt chú trọng nhiều hơn vào sự thành tâm của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Vào đêm rằm Trung thu, theo phong tục truyền thống, nhiều gia đình sẽ ngồi lại cùng nhau để hàn huyên, tâm sự, phá cỗ, trông trăng. Vì vậy, nhiều gia đình sẽ cúng rằm Trung thu vào đúng ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Về thời gian, nếu cúng vào chiều 15 Âm lịch sẽ cúng xong trước 6 – 7 giờ tối. Đối với những gia đình cúng buổi sáng sẽ làm xong trước 9 – 10 giờ sáng. 

Bài cúng rằm Trung thu thường không quá dài dòng, vị trí cúng cũng không cần cầu kỳ như cúng rằm tháng Giêng hay tháng 7 hằng năm. Theo phong tục, gia chủ sẽ cúng rằm tại bàn thờ tổ tiên và bàn thờ thần linh. Các đồ lễ, mâm cúng rằm sẽ được đặt ở dưới bàn thờ; văn khấn cũng cần được chuẩn bị trước khi cúng một cách chu đáo, cẩn thận. 

>>> Lưu lại: 20 món quà Trung thu cho bé bổ ích, ý nghĩa, phù hợp các độ tuổi 

3. Các hoạt động hấp dẫn trong ngày rằm Trung Thu

Với những ý nghĩa đặc trưng, Tết Trung thu đã trở thành một trong những ngày lễ được nhiều người, nhiều gia đình mong chờ trong năm. Vào ngày này, nhiều hoạt động hấp dẫn cũng được tổ chức, điển hình như:

Rằm Trung thu

Bên cạnh những hoạt động vui chơi ý nghĩa, đầy thú vị, nhiều gia đình lựa chọn du lịch để gắn kết tình cảm trong dịp Tết Đoàn viên. Đặc biệt, Trung thu 2023 diễn ra vào thứ 6, đây sẽ là điều kiện lý tưởng để bạn kết hợp với hai ngày cuối tuần, cùng gia đình có một kỳ nghỉ trọn vẹn. 

Với ý tưởng này, bạn có thể tham khảo các điểm du lịch biển, vui chơi nổi tiếng như: Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng… Tại đây, bạn không chỉ được khám phá những điểm đến tuyệt đẹp mà còn có thể tìm hiểu về văn hóa, con người, ẩm thực địa phương. Để thuận tiện hơn, du khách nên ưu tiên đặt phòng nghỉ dưỡng tại hệ thống khách sạn, resort của Vinpearl. Với không gian phòng nghỉ sang trọng, sở hữu nhiều tiện ích dịch vụ đẳng cấp, kèm theo đó là vị trí tọa lạc đắc địa ở những vùng biển tuyệt đẹp, Vinpearl hứa hẹn sẽ giúp bạn có một hành trình đáng nhớ vào dịp Tết Trung thu. 

Rằm Trung thu

Rằm Trung thu từ lâu đã trở thành một ngày Tết đặc biệt trong tâm thức của người Việt, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trung thu được mong chờ để mọi người, mọi gia đình được gần gũi, gắn kết với nhau qua những hoạt động vui chơi, những nghi lễ truyền thống. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về ngày Tết Đoàn viên của người Việt, từ đó có những kế hoạch vui chơi ý nghĩa cho gia đình trong dịp Trung thu 2024. 

Khám phá ưu đãi HOT nhất từ Vinpearl

Ưu đãi liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật.

Xem thêm Thu gọn